Nội dung

I. Sự phát triển về cân nặng của bé 9 tháng tuổi

II. Tại sao bé 9 tháng tuổi nhẹ cân, thấp còi?

III. Tiêu chí chọn sữa tăng cân cho bé 9 tháng tuổi

 

.I. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CÂN NẶNG CỦA BÉ 9 THÁNG TUỔI

1. Tốc độ tăng trưởng của trẻ 9 tháng tuổi

Nếu 6 tháng đầu đời, tốc độ tăng trưởng của trẻ rất nhanh (khoảng 0,6 – 1 kg mỗi tháng) thì từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 12, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, chỉ còn 0,4 – 0,7 kg mỗi tháng. Thậm chí, bé có thể sụt cân tại một thời điểm nào đó. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì trong giai đoạn này, nguyên nhân khiến bé sụt cân thường là do mọc răng. Mẹ cần theo dõi tốc độ tăng trưởng của bé để có cách chăm bé tốt hơn.

Tốc độ tăng trưởng của bé sau 6 tháng thường chậm lại

2. Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu cm? Theo bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam, trẻ 9 tháng tuổi nặng khoảng 7,9 – 10 kg (bé trai) và 7,3 – 9,3 kg (bé gái). Tương ứng với cân nặng là chiều cao. Chiều cao trung bình của trẻ 9 tháng tuổi khoảng 69 – 74 cm (bé trai) và 67 – 72 cm (bé gái).

Nhiều bố mẹ có xu hướng so sánh cân nặng và chiều cao của con mình với những bé khác cùng tháng tuổi. Hoặc, bố mẹ cũng so sánh với mức trung bình trên để đảm bảo rằng bé đang phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé không phát triển trong phạm vi này. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần phải quá áp lực và lo lắng quá mức cho bé. Bởi mỗi trẻ có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau. Hơn nữa, có thể giai đoạn này bé phát triển chậm nhưng giai đoạn khác bé phát triển với tốc độ rất nhanh. Điều này là bình thường nếu như sức khỏe của bé ổn định, không có gì bất thường.

Nhưng nếu sau nhiều tháng mà bé không có sự tăng trưởng, hay vẫn giữ chỉ số chiều cao – cân nặng thấp hơn mức trung bình trên, thì mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để phát hiện những vấn đề bất thường nếu có. Còn nếu chỉ số chiều cao – cân nặng của trẻ đều cao hơn mức trung bình trên, thì điều này là tốt. Nhưng nếu chỉ có cân nặng vượt quá mức trong khi chiều cao không tương xứng thì tức là trẻ có nguy cơ bị béo phì. Lúc này, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé.

 trẻ 9 tháng tuổi nặng khoảng 7,9 – 10 kg (bé trai) và 7,3 – 9,3 kg (bé gái).

3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ từ 9 tháng tuổi cần khoảng 750 – 800 calo mỗi ngày. Một nửa trong số đó (khoảng 400 calo) sẽ đến từ sữa mẹ. Điều đó tương đương với việc bé sẽ bú khoảng 720ml sữa mẹ mỗi ngày. Bé cũng có thể nhận được lượng sữa bé cần bằng cách bú sữa mẹ hoàn toàn, bú sữa công thức hoặc cả bú mẹ lẫn bú sữa công thức. 

Lượng calo còn lại sẽ đến từ việc ăn dặm của bé. Tuy nhiên, ở độ tuổi này việc ăn dặm của bé có một số sự thay đổi. Trước đây, mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước rồi mới cho trẻ ăn dặm, nhưng khi trẻ được 9-10 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm trước rồi mới cho trẻ bú sau.

Theo nguyên tắc, không nhất thiết phải cho trẻ uống nước trước 1 tuổi, đặc biệt là nếu bé đang còn bú mẹ. Tuy nhiên khi bé được 9 tháng, mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nước nhỏ. Nếu bé ăn dặm nhiều, nước có thể giúp làm sạch miệng và ngăn ngừa sâu răng ở trẻ. 

Trẻ từ 9 tháng tuổi cần khoảng 750 – 800 calo mỗi ngày

Ở độ tuổi này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là rất lớn, dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho bé 9-10 tháng tuổi biếng ăn:

- Tinh bột: đây là nhóm chất dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Các thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, mì, khoai…

- Chất đạm: là thành phần quan trọng trong mọi hoạt động sống của cơ thể, giúp hình thành và sản sinh ra các nhóm cơ, sản sinh ra các kháng thể. Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa…

- Chất béo: giúp dự trữ năng lượng. Chất béo có trong dầu, mỡ, các loại hạt…

- Vitamin và khoáng chất: tham gia vào các quá trình trao đổi chất, từ đó giúp các hoạt động này diễn ra được tốt hơn. Vitamin và khoáng chất có trong các loại trái cây, rau củ…

>>> Xem thêm: Bật mí sữa tăng cân và chiều cao cho bé dưới 1 tuổi khiến các mẹ đứng ngồi không yên

II. TẠI SAO BÉ 9 THÁNG TUỔI NHẸ CÂN, THẤP CÒI?

1. Nguyên nhân khiến bé 9 tháng tuổi nhẹ cân

Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé nhẹ cân là bước vô cùng quan trọng để lựa chọn đúng giải pháp giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh:

- Bé quá hiếu động khiến tốc độ trao đổi chất tăng cao, tiêu tốn nhiều năng lượng cùng các chất dinh dưỡng gây sụt cân.

- Nhiễm giun sán gây cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn bé nạp vào.

- Bệnh lý tai mũi họng – răng miệng mãn tính như viêm lợi, viêm họng, viêm A mi đan (Amygdale) phì đại, viêm tai giữa… kéo dài hoặc thường xuyên tái phát cũng là nguyên nhân khiến bé sụt cân. Đó là do các bệnh này hay kèm theo sốt (một quá trình tiêu tốn khá nhiều năng lượng), đau họng (làm nuốt đau, kích ứng với thức ăn cứng, dễ gây nôn – ọe, dung nạp thức ăn kém).

- Các bữa ăn cách nhau quá xa trong khi dạ dày bé nhỏ, chỉ chứa một lượng thức ăn vừa phải và không đủ để bé hoạt động liên tục 6 đến 7 tiếng.

- Bé uống quá nhiều nước hoặc sữa trước hay trong bữa ăn, làm bé đầy bụng và không thấy đói.

- Khẩu phần quá nhiều chất xơ làm đầy bụng nên bé sẽ không thấy đói và bớt ăn lại, lâu dài khiến bé nhẹ cân

- Thức ăn không đa dạng khiến bé chán ngán với mùi vị thức ăn, từ đó không thích ăn.

- Tâm lý không thoải mái, vui vẻ, hứng thú… từ những bữa ăn trước khiến bé chán và sợ bữa ăn tiếp theo! Dần dần bé có thể bị chứng chán ăn hay kén ăn.

- Các bệnh nhiễm trùng các bộ phận cơ thể và bệnh đường tiêu hóa thường gặp như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn làm cho cơ thể bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng, gây mất nước, đầy bụng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.

- Bé gặp triệu chứng hăm tã khiến bé cáu gắt, biếng ăn, mất ngủ dẫn đến bé bị sụt cân.

- Viêm phổi làm bé suy kiệt sức lực, dẫn đến sụt cân.

 Nguyên nhân khiến bé 9 tháng tuổi nhẹ cân

2. Tác hại khi bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng

Tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân không chỉ ảnh hưởng đến bé hiện tại mà còn đến sức khỏe và trí tuệ của bé trong tương lai cũng như tình trạng kinh tế của gia đình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.

- Suy dinh dưỡng nhẹ cân ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ do các bé không thể hấp thu những dưỡng chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Các bé nhẹ cân cũng thường chậm chạp lờ đờ, giao tiếp xã hội hạn chế, thường có xu hướng bắt đầu đi học muộn hơn, bỏ học và khả năng học tập kém hơn do tăng trưởng não bộ không bình thường và chậm phát triển trí lực trong những năm đầu đời.

- Các bé nhẹ cân thường có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng do khả năng miễn dịch yếu kém. Suy dinh dưỡng nhẹ cân là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy xảy ra và kéo dài làm bé ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

- Suy dinh dưỡng nhẹ cân ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm vóc của trẻ vì khiến các hệ cơ quan của cơ thể không phát triển tối ưu, bao gồm của cả hệ cơ xương. Nếu bé nhẹ cân suy dinh dưỡng kéo dài đến khi dậy thì, chiều cao của bé sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.

- Tăng trưởng kém do nhẹ cân còn có thể dẫn tới khả năng lao động kém và thu nhập thấp trong tương lai. Nghiên cứu chỉ ra rằng suy dinh dưỡng tồn tại suốt cuộc đời có thể làm giảm đến 10% thu nhập về sau của bé. Từ đó, kinh tế quốc gia còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khả năng lao động về thể lực cũng như trí lực của những người suy dinh dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại không đạt đến mức tối ưu, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Tác hại khi bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng

Chặng đường nuôi con nhỏ luôn là những khám phá và biết bao điều cần học hỏi đối với mẹ. Ngoài việc hiểu được những nguyên nhân khiến con yêu nhẹ cân, mẹ cần tìm được giải pháp để khắc phục tình trạng này, một trong những cách được các mẹ ưu tiên áp dụng đó chính là cho bé uống sữa tăng cân. 

Tuy là nguồn một dưỡng chất thiết yếu đối với trẻ nhỏ. Bởi trong sữa chứa những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Thế nhưng, rất nhiều em bé 9 tháng tuổi không chịu uống sữa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguồn sữa không thơm ngon, và mẹ cho con uống chưa đúng cách… là hai trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé lười uống sữa dẫn đến bé bị nhẹ cân. Vậy chọn sữa tăng cân cho con sao cho đúng, sao cho phù hợp với thể trạng và sở thích của bé, mẹ hãy tham khảo các tiêu chí chọn sữa ngay dưới đây nhé!

III. TIÊU CHÍ CHỌN SỮA TĂNG CÂN CHO BÉ 9 THÁNG TUỔI

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Và nếu điều kiện cho phép mẹ vẫn có thể cho con bú tiếp trong những giai đoạn sau. Còn trong trường hợp mẹ ít sữa, sữa không chất lượng, mất sữa... không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé thì mẹ nên bổ sung thêm sữa công thức cho bé. 

Về việc bổ sung thêm sữa công thức tăng cân cho trẻ 9 tháng tuổi mẹ cũng không được chủ quan mà nên kiểm tra kỹ các thành phần có trong sản phẩm để đảm bảo có những dưỡng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân gồm:

- Protein: tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hocmôn, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết, đồng thời còn liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể. Đạm cũng là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, protein cũng giúp bé kích thích sự thèm ăn nên rất cần cho bé nhẹ cân.

- Chất béo: quá trình chăm bé nhẹ cân của mẹ không thể nào thiếu việc cung cấp chất béo – nguồn năng lượng quan trọng với sự phát triển của bé, giúp trí tuệ và thể lực của bé phát triển và hoàn thiện.

- Chất xơ tiêu hóa hòa tan: có nhiệm vụ tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm. Một khi hệ tiêu hóa khỏe, bé sẽ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất để tăng cân, chiều cao và cả trí não.

- Vitamin và khoáng chất: giúp bé tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể bé khỏe mạnh. Bé sẽ không thể nào tăng cân nếu thường xuyên ốm vặt, do đó việc bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ rất quan trọng nếu mẹ muốn bé tăng cân.

Sữa tâng cân cho trẻ sơ sinh nên chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Nếu bé đã được bác sĩ chỉ định dùng sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi để cải thiện cân nặng, mẹ có thể chọn sữa Premium Gold 2 - Follow-on Formula – Sản phẩm đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.

>>> Xem thêm: [Chi tiết] Sữa Premium Gold 2 có tốt không? Có tăng cân không?

Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz Premium Gold 2 - Giúp bé ăn ngon, hấp thu giúp tốt, tăng cân đều

Premium Gold 2 với công thức độc quyền của Royal AUSNZ - thương hiệu sữa thuộc công ty GOTOP - Công ty sản xuất sữa bột có bề dày 160 năm, với 100% sở hữu bởi người Úc và là thành viên của hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA, Premium Gold 2 cung cấp 28 vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ phát triển não bộ, giúp tăng cân, chiều cao và tăng sức đề kháng. Sản phẩm được nghiên cứu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị của Bộ Y Tế Úc, bổ sung hàm lượng DHA giúp đáp ứng theo khuyến nghị của FAO/WHO (2010)*.

Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz Premium Gold 2 - Giúp bé ăn ngon, hấp thu giúp tốt, tăng cân đều

Ngoài các dưỡng chất Vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng nhanh, phát triển thể chất của bé. Premium Gold 2 còn chứa tỉ lệ canxi & phospho (Ca:P) thích hợp và vitamin D, K, magie giúp hệ xương, răng của trẻ chắc khỏe, phát triển tốt chiều cao.

Nhiều kháng thể và các vi chất thiết yếu như Zn, Sodium, vitamin A,D,C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh chống lại các bệnh nhiễm khuẩn khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh.

Chất xơ tiêu hóa hòa tan GOS (galacto-oligosaccharide) làm tăng cường hệ vi khuẩn có lợi đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, giúp nhuận tràng, từ đó hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Các acid béo omega 3, omega 6, DHA, AA và taurin, cholin là những dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành phát triển não bộ và tế bào võng mạc mắt giúp hỗ trợ phát triển trí tuệ và thị giác, đồng thời hỗ trợ sự phát triển nhân thức của trẻ.

Bên cạnh đó, thành phần Folate có trong sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng tái tạo hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu ở trẻ trong giai đoạn này. Sữa có vị thơm ngon, mát lành nên mẹ cũng không cần phải quá lo lắng khi cho bé uống dòng sữa này.

Bảng thành phần dinh dưỡng của sữa Premium Gold 2

Bảng thành phần dinh dưỡng của sữa Premium Gold 2

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý chọn sữa tăng cân cho bé thôi cũng chưa đủ, muốn bé tăng cân, mẹ cần thực hiện thêm những điều sau khi chăm bé:

- Không cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong: Các bé dưới 1 tuổi có thể bị ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum trong mật ong, nếu nặng còn có thể ảnh hưởng xấu đến thần kinh và gây tử vong.

- Một số loại sữa bò và sữa đậu nành có chứa loại đạm mà bé dưới 1 tuổi chưa thể tiêu hóa: có thể làm tổn hại đến thận của bé, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến bé no lâu, không thấy ngon miệng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nhẹ cân.

- Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần chú ý chế biến kích thước, độ lỏng đặc phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé: tránh để những miếng thức ăn lớn làm bé bị nghẹn, hóc hay những thức ăn mềm, dính như kẹo gôm hay thạch mắc lại trong cổ họng của bé.

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần chú ý chế biến kích thước, độ lỏng đặc phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé

- Hạn chế dùng bơ đậu phộng: vì có thể gây khó khăn cho bé khi nuốt.

- Cho bé ăn một lượng nhỏ: Mỗi khi cho bé dùng thực phẩm mới, mẹ cần cho bé ăn một lượng nhỏ và quan sát biểu hiện của bé để biết bé có bị dị ứng hay không.

- Không tắm cho bé ngay sau khi ăn: vì dạ dày của bé cần thời gian để tiêu hóa. Nếu đi tắm ngay, quá trình tiêu hóa cũng như trao đổi chất của bé sẽ diễn ra chậm hơn, thậm chí còn có thể khiến bé bị táo bón, đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ, khí gas…

- Chăm chút cho giấc ngủ của bé ngủ ngon: Trong một năm đầu, bé dành phần lớn thời gian để ngủ và chỉ thức khi ăn hay đi vệ sinh. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo bé dưới 1 tuổi ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ, bé sẽ quấy khóc, khó chịu, quan trọng là tuyến yên của bé sẽ không tiết hormone tăng trưởng nên bé sẽ chậm lớn, nhẹ cân.

- Massage thư giãn cho bé: Không chỉ có tác dụng giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn, những động tác massage của mẹ còn có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả để hấp thu tốt các dưỡng chất, từ đó nhanh chóng tăng cân.

Massage thư giãn cho bé

Bên cạnh đó, mẹ cần thực hiện điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp với việc dùng sữa tăng cân cho bé để bé nhanh chóng lấy lại cân nặng:

- Tăng cường dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày: Ngoài việc cho bé dùng sữa tăng cân, mẹ nên bổ sung thêm bữa ăn phụ và cần chế biến thơm ngon, hấp dẫn để kích thích bé. Mẹ cũng đừng quên thêm một muỗng dầu thực vật vào bữa cháo hay bột ăn dặm của bé để giúp bé tăng cân nhanh hơn.

- Không để khoảng cách giữa các bữa ăn quá lâu: Vì khi đó bụng bé sẽ sinh nhiều khí giả, bé dễ bị đầy hơi nên không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài khiến bé bị thiếu chất, cuối cùng dẫn đến nhẹ cân.

Kết luận: Hy vọng câu trả lời trên có thể khiến mẹ hài lòng. Nhớ rằng trước khi dùng sữa tăng cân cho bé 9 tháng tuổi, mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý đến các biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc khác và khuyến khích bé hoạt động thể chất để tăng cường trao đổi chất, nhanh chóng lấy lại cân nặng nhé!