NỘI DUNG

 1. Thế nào được gọi là trẻ hay ốm vặt?

 2. Tại sao trẻ hay ốm vặt đến thế, ba mẹ biết chưa?

 2.1. Hệ tiêu hóa kém

 2.2. Tình trạng lười ăn, chán ăn, ăn không ngon

 2.3. Hệ miễn dịch của trẻ kém

 2.4. Trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

 2.5. Trẻ được bao bọc quá mức

 3. Từng giai đoạn ốm vặt ở trẻ ba mẹ cần lưu ý

 3.1. Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi

 3.2. Giai đoạn 3 – 6 tuổi

 3.3. Giai đoạn trẻ trên 6 tuổi

 4. Mách nhỏ những điều phụ huynh cần lưu ý khi trẻ hay ốm vặt

 5. Lactoferrin Formula Milk Powder - Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch vượt trội 


1. Thế nào được gọi là trẻ hay ốm vặt?

Trẻ hay ốm vặt là những trẻ thường xuyên ốm, hầu như tháng nào cũng ốm và phải dùng đến thuốc. Trẻ hay mắc viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm… lặp đi lặp lại. Thông thường, những trẻ hay ốm vặt có điểm chung là hệ tiêu hóa kém, sức đề kháng yếu, trẻ còi cọc biếng ăn, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh,…

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

2. Tại sao trẻ hay ốm vặt đến thế, ba mẹ biết chưa?

Một số bậc cha mẹ có thể cho rằng việc bé ốm thường xuyên là do cơ địa không tốt, hoặc do thời tiết thay đổi thất thường đến cơ thể người lớn còn dễ mắc bệnh. Thế nhưng, đó chỉ là một trong những nguyên nhân rất nhỏ bé khiến cho trẻ hay ốm vặt. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính dưới đây khiến trẻ thường xuyên đối mặt với ốm vặt mà rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan.

2.1. Hệ tiêu hóa kém

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch ở ruột chứa đến 80% so với toàn bộ cơ thể vì vậy mà hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, với hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện, cộng với các men tiêu hóa chưa đủ mang đến một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, từ đó làm cho hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, ảnh hưởng lớn đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị cản trở, dễ khiến trẻ bị thiếu đi những dưỡng chất cần thiết, nhất là ở những trẻ có chế độ ăn không phù hợp, trẻ biếng ăn thì lại càng đem đến hậu quá rõ rệt. Từ đó, mà cơ thể trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, gây ra nhiều bệnh.

2.2. Tình trạng lười ăn, chán ăn, ăn không ngon

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Cơ thể trẻ cũng như người lớn vậy, cần nạp thức ăn để có đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó sản sinh năng lượng phục vụ cho quá trình vận động. Thế nhưng, đối với một số trẻ thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe không tốt, chúng thường có xu hướng chán ăn, biếng ăn, coi chuyện ăn uống như “cực hình”. Vì vậy, nếu trẻ nhà bạn nằm trong nhóm đối tượng này cần phải chú ý theo dõi và có biện pháp bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng để lấy lại việc hứng thú ăn uống cho trẻ, đồng thời tăng sức đề kháng để tránh tình trạng ốm vặt.

2.3. Hệ miễn dịch của trẻ kém

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Mặc dù sau sinh, trẻ nhận được kháng thể miễn dịch từ cơ thể mẹ truyền sang thông qua sữa mẹ, và qua nhau thai khi còn trong bụng. Thế nhưng, những kháng thể này sau 6 tháng sẽ giảm đi thay vào đó là cơ thể trẻ phải chủ động sản sinh ra kháng thể cho mình. Lúc này, với việc tự lực cánh sinh, trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường bên ngoài trong giai đoạn này. Do đó, với những trẻ có hệ miễn dịch hoàn thiện chậm, đồng nghĩa với việc đề kháng kém, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cũng yếu ớt nên trẻ dễ bị ốm vặt.

2.4. Trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc kháng sinh sẽ làm giảm lượng cytokine – loại hooc môn đặc biệt trong cơ thể người, rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Khi trẻ ốm, rất nhiều cha mẹ lựa chọn thuốc kháng sinh như một liệu pháp vàng giúp trẻ khỏi ốm nhanh hơn. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù thuốc kháng sinh giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn nhưng lại khiến cơ thể trẻ ngày càng yếu hơn và nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau cao hơn. Việc giảm cytokine trong cơ thể khiến cơ thể trẻ giảm khả năng chống chịu tác nhân gây bệnh, từ đó dễ tái bệnh nhiều lần, và lần sau thường nặng hơn và cần liều thuốc kháng sinh mạnh hơn so với những lần trước. Lời khuyên cho cha mẹ là, khi còn có biểu hiện chớm bệnh như ho, sổ mũi, cúm,… hãy quan sát và đánh giá các biểu hiện của trẻ, xác định xem có nhất thiết phải uống thuốc không chứ đừng vội cho trẻ uống kháng sinh ngay.

2.5. Trẻ được bao bọc quá mức

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ốm vặt

Hiện nay, rất nhiều ông bố bà mẹ có tâm lý bao bọc con quá mức để tránh những tác nhân gây hại từ môi trường. Tưởng là tốt, thế nhưng việc bảo vệ con không đúng cách này, khiến cho nhiều trẻ sức đề kháng lại ngày càng kém, nhợt nhạt, kém phát triển. Do trẻ không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, được vui chơi, tắm nắng, vận động, hít thở không khí trong lành nên ngày càng mất đi khả năng chống chịu, thích ứng và phòng vệ tự nhiên của cơ thể và thường xuyên ốm vặt.

>> Xem thêm: Top 10 các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất hiện nay bố mẹ cần phải biết

3. Từng giai đoạn ốm vặt ở trẻ ba mẹ cần lưu ý

Mặc dù trong ba tháng cuối thai kỳ, thông qua nhau thai các kháng thể từ cơ thể mẹ truyền sang thai nhi nên lúc này trẻ được “miễn dịch thụ động” qua cơ thể mẹ giúp bảo vệ trẻ tối ưu ngay sau sinh. Tuy nhiên, những kháng thể này không được lâu dài và chúng bắt đầu giảm mạnh trong những tháng tiếp theo. Với hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất ra kháng thể, nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường hệ thống miễn dịch sẽ rất dễ mắc bệnh, hay ốm vặt.

3.1. Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, đang rất yếu ớt nên trẻ rất dễ mắc bệnh. Các kháng thể IgG từ cơ thể mẹ truyền sang trẻ lúc mang thai 3 tháng cuối đã giảm đi rất nhiều. Từ đó, các tác nhân xấu từ ngoài môi trường có thể ảnh hưởng dễ dàng mà cơ thể trẻ không đối phó được gây ra tình trạng ốm vặt.

3.2. Giai đoạn 3 – 6 tuổi

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Đây được coi là khoảng thời gian để giao thoa hai hệ thống miễn dịch thụ động và chủ động nên cơ thể trẻ vô cùng nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn, đường hô hấp,… Mặc dù hệ thống miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện, bắt đầu đi vào quy trình làm việc và sản xuất các kháng thể chống lại các nguồn gây bệnh. Thế nhưng, độ tuổi này trẻ sẽ đi nhà trẻ và thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có rất nhiều trẻ khác, cầm nắm đồ vặt cho vào miệng. Từ đó, làm tăng tình trạng lây chéo những căn bệnh về đường hồ hấp giữa các trẻ.

3.3. Giai đoạn trẻ trên 6 tuổi

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ không còn ốm liên tục như những giai đoạn trước bởi hệ thống miễn dịch về cơ bản đã trơn tru. Thế nhưng, lúc này trẻ lại cần rất nhiều vi chất để phát triển toàn diện. Nếu không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và không được chăm sóc trẻ sẽ dễ bị ốm bởi thiếu chất, sức đề kháng của cơ thể kém.

4. Mách nhỏ những điều phụ huynh cần lưu ý khi trẻ hay ốm vặt

Trẻ hay ốm vặt và những điều cần biết

- Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học, đầy đủ, tích cực bổ sung hàm lượng chất xơ thông qua rau, củ, quả và làm phong phú bữa ăn mỗi ngày để kích thích vị giác, thị giác của trẻ.

- Khi trẻ bị ốm, cha mẹ hãy điều trị để trẻ khỏi triệt để bệnh, tránh việc để dai dẳng, không dứt điểm khiến bệnh quay trở lại và nặng hơn

- Vệ sinh thật sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ, bởi một môi trường ô nhiễm, nhiều mầm bệnh sẽ là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh

- Trong những năm tháng đầu đời, hãy cho trẻ tiêm phòng đúng và đầy đủ theo khuyến cáo của các chuyên gia để ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ

- Ba mẹ chỉ nên dùng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp bất khả kháng, không nên lạm dụng thay vào đó nên chọn những dòng sản phẩm thảo mộc chứa kháng sinh tự nhiên
- Đừng ngần ngại khi cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, những hoạt động này giúp trẻ hoàn thiện và phát triển toàn diện trí não và nâng cao thể lực

- Đặc biệt, hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đủ 6 tháng theo khuyến cáo để trẻ có đủ kháng thể, ít ốm vặt

5. Lactoferrin Formula Milk Powder - Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch vượt trội 

Cha mẹ là những người rất quan trọng luôn đi theo sát và có thể nhận thấy những thay đổi rõ nhất trên cơ thể bé yêu nhà mình. Vì vậy, nếu cha mẹ thiếu kiến thức trong việc chăm sóc trẻ, đặc biệt là dinh dưỡng, vệ sinh,… thì quả là thiếu xót lớn giúp bé yêu của mình thoát khỏi ốm vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những nguyên nhân cần được giải quyết để giúp trẻ không còn ốm vặt là cần tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đồng thời khắc phục chứng biếng ăn, chán ăn để trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trị tận gốc ốm vặt ở trẻ

Hiện nay, các chuyên gia khuyên dùng Lactoferrin Formula Milk Powder của Royal Ausnz cho trẻ, với công thức miễn dịch vàng, nhân 3 hiệu quả tác động, bổ sung hàm lượng cao Royal Lacto = Lactoferrin + Sữa non (IgG) + Axit Sialic tạo nên nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, chống lại các nhân tố gây bệnh, làm tiền đề cho sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ, từ đó giúp con yêu tăng cân, tăng chiều cao, phát triển tối ưu về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Lactoferrin Formula Milk Powder đáp ứng tiêu chí 4 không: Không nguyên liệu biến đổi gen, không chất bảo quản, không chất tạo màu, không hương vị tổng hợp nên an toàn tuyệt đối cho trẻ. Ba mẹ hãy lựa chọn Lactoferrin Formula Milk Powder giúp bé yêu phát triển toàn diện, tăng sức để kháng và "đánh bay" ốm vặt trong những năm tháng đầu đời.