1. Những kiến thức cơ bản về thuốc kháng sinh mẹ cần biết
Đầu tiên: Kháng sinh được định nghĩa là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Thứ hai: Mỗi loại kháng sinh có những công dụng khác nhau. Có những loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và những loại thì chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của một loại vi khuẩn duy nhất.
Thứ ba: Các loại virus kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng lên. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiều người thường xuyền sử dụng thuốc kháng sinh không kiểm soát, thiếu khoa học.
Thứ tư: Tốc độ tiêu thụ kháng sinh không có chiều hướng thuyên giảm. Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) từ năm 2000 - 2015 cho thấy, tốc độ độ tiêu thụ kháng sinh trên toàn thế giới đang tăng rất mạnh, lên tới 65% và chủ yếu đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình và gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm.
Thứ năm: Nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cách sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Đơn cử, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi điều trị những loại bệnh do vi trùng gây ra, đồng thời không có tác dụng đối với những loại bệnh do virus. Nhưng các mẹ thường có tâm lý cho con uống thuốc ngay khi con bắt đầu có các triệu chứng của các bệnh do virus gây ra như ốm, ho, hay cả đau bụng…
Thứ sáu: Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều không những làm cho các loại vi có lợi bị tiêu diệt mà còn khiến các vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt một các triệt để, một số vi khuẩn có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với kháng sinh; số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng nữa.
Thứ bảy: Một số trẻ có thể trạng dễ bị dị ứng (thường gọi là quá mẫn cảm với thuốc) có thể không dùng được một số kháng sinh. Bác sĩ nhiều khi phải thử test kháng sinh trước khi cho trẻ được tiêm loại kháng sinh dễ gây dị ứng để bảo đảm an toàn.
2. Khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?
Cha mẹ phải luôn là người theo dõi sát sao khi trẻ có dấu hiệu ốm, nhất là trong trường hợp có xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm, để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám và sử dụng kháng sinh nếu có chỉ định. Ví dụ:
- Khi trẻ bị sốt
Nguyên nhân dẫn đến sốt ở trẻ có thể kể đến như trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, sốt siêu vi, ... Trường hợp trẻ bị sốt nhưng vẫn vui chơi bình thường, không kèm theo các dấu hiệu bất thường nào khác, các mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và tiếp tục theo dõi, nếu sốt không hạ, nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thông thường sau khi tìm ra được căn nguyên gây bệnh, bác sĩ mới đưa ra quyết định có nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hay không. Trong trường hợp được sử dụng, cần cho trẻ uống kháng sinh theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
- Trẻ bị viêm họng
Tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ có thể do các loại virus gây ra. Trong trường hợp này, mẹ cho trẻ uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng thậm chí còn phản tác dụng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm họng do khuẩn liên cầu Streptococcus – có thể gây ra biến chứng như sốt thấp khớp hay viêm thận thì bắt buộc phải cho bé dùng kháng sinh.
Trẻ bị viêm họng có thể sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể như: sốt, sưng hạch bạch huyết, viêm amidan, ở miệng xuất hiện các chấm đỏ. Các mẹ lưu ý không tự ý cho trẻ uống thuốc mà nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ chuẩn đoán xem liệu yếu tố gây ra bệnh là virus hay vi khuẩn. Từ đó mới đưa ra quyết định nên cho trẻ dùng kháng sinh hay không.
3. Hiểm họa từ việc lạm dụng thuốc kháng sinh
3.1. Gây hại cho các khuẩn có lợi
Thực tế, kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và tốt. Vì vậy, nếu không sử dụng đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, lạm dụng kháng sinh trong các trường hợp này sẽ tiêu diệt cả khuẩn có lợi có trong đường ruột, dẫn đến cơ thể bị mất cân bằng. Một khi cơ thể yếu do mất cân bằng thì rất dễ phát sinh nhiều bệnh như rối loạn dạ dày, làm cho các chứng bệnh nghiêm trọng hơn cũng như làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.
3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột
Bệnh tự miễn đường ruột xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể không làm đúng chức năng. Lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể phá vỡ sự cân bằng này, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn tự miễn hoặc phát sinh bệnh mạn tính, nhiễm trùng.
3.3. Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng
Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… công bố năm 2009, lạm dụng kháng sinh dễ làm tăng nguy cơ gây bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi màng kết và eczema ở trẻ em nhóm tuổi đi học.
3.4. Gây tổn thương gan
Một số kháng sinh có thể gây tổn thương gan nếu dùng quá liều và dài hạn. Vậy nên, các mẹ không được bỏ qua việc đánh giá chức năng gan của trẻ trước khi sử dụng các kháng sinh được chuyển hóa qua gan. Ví dụ như Azithromycin là loại kháng sinh được dùng phổ biến, nhưng rất dễ gây tổn thương gan. Sau khi điều trị kháng sinh 2 tuần mẹ nên làm các xét nghiệm chức năng gan cho trẻ, để thấy được những bất thường có thể xảy ra liên quan đến gan.
3.5. Tăng nguy cơ gây ung thư
Các nhà khoa học Phần Lan đã phát hiện ra khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với không dùng kháng sinh.
3.6. Tăng cân
Theo các nghiên cứu được thực hiện và công bố năm 2014 và 2015, các nhà khoa học phát hiện thấy sử dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi.
4. Sử dụng kháng sinh như nào là đúng cách
Nguyên tắc quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh là phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, theo đúng đơn thuốc. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý một số nguyên tắc như sau:
4.1. Thời điểm uống thuốc kháng sinh
Để thuốc phát huy tác dụng tối đa (trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no) nên uống thuốc vào lúc đói, uống thuốc xa bữa ăn. Do đó, các mẹ chú ý thời điểm uống tùy thuộc vào từng loại kháng sinh, tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
4.2. Liều lượng và thời gian dùng thuốc kháng sinh
– Một trường hợp tương đối phổ biến là các mẹ cho con dùng thuốc một vài ngày, dù chưa hết liều nhưng thấy tình trạng bệnh đỡ liền tự ý giảm liều dùng hoặc ngừng hẳn thuốc. Lưu ý, không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên hiện tượng kháng thuốc, nguy hiểm hơn là khi tự ý tăng liều có thể gây nên độc tính của kháng sinh.
– Thời gian sử dụng thuốc cũng cần đảm bảo đúng quy định. Theo bác sỹ thông thường kháng sinh được dùng từ 7 đến 10 ngày. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày. Có loại dùng với thời gian ngắn hơn như azithromycin chỉ dùng trong 3 ngày.
4.3. Theo dõi tác dụng phụ của thuốc
Trước khi dùng một loại kháng sinh nào đó, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết các tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn cách xử trí hoặc đến trung tâm y tế gần nhất.
4.4. Theo dõi các phản ứng dị ứng của thuốc
– Nếu mẹ dùng thuốc không theo chỉ định có thể gây ra cho con nhiều phản ứng dị ứng nguy hiểm, trong đó sốc phản vệ thường xảy ra với nhóm thuốc betalactam là phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất. Biểu hiện là các dấu hiệu tím tái, đau bụng dữ dội, khó thở, da nổi vân tím. Trẻ có thể nhanh chóng bị rơi vào tình trạng trụy tim mạch và tử vong nếu không được điều trị tích cực tại bệnh viện. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là khai báo tiền sử dị ứng thuốc trước đây của bé và yêu cầu bác sĩ test dị ứng nếu lần đầu bé sử dụng kháng sinh.
– Các phản ứng dị ứng thường thấy khác được biểu hiện bằng triệu chứng sốt, nổi sẩn đỏ ngoài da, viêm da cấp tính như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell; phù Quinck, ngứa mắt, khó thở, lên cơn hen suyễn… Khi thấy 1 trong các triệu chứng trên mẹ phải ngừng ngay thuốc đang dùng và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
4.5. Theo dõi các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc kháng sinh
Khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trẻ có thể bị các biến chứng, tai biến do độc tính của thuốc, vì vậy mẹ cần theo dõi để cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng của trẻ cho bác sĩ xử trí như:
- Tự ý sử dụng thuốc streptomycine hoặc một số thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid sẽ gây tổn thương thần kinh thính giác.
- Hệ thần kinh thị giác có thể bị tổn thương nếu sử dụng cloramphenicol kéo dài.
- Sử dụng rimifon kéo dài gây cũng gây viêm đa rễ thần kinh.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi: Nguyên nhân, biến chứng và cách chữa trị
5. Một số biện pháp thay thế kháng sinh trong những trường hợp bệnh cho phép
Các thảo dược được chứng minh là phương pháp an toàn hơn và được khuyến khích sử dụng bởi vậy trong một số trường hợp, có thể sử dụng các thảo dược thay thế kháng sinh:
- Tỏi: Là một thực phẩm đa chức năng, ngoài có tác dụng làm gia vị thì tỏi còn có tác dụng tương tự kháng sinh, người ta hay dùng tỏi nhất trong trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.
- Một số loại thảo dược thay cho ibuprofen như: cao khô vỏ cây liễu trắng (white willow bark), cây móng mèo (cats claw – thảo dược ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ), Boswellia (thảo mộc có khả năng kháng viêm, điều chế từ phần nhựa của cây boswellia, loại cây bản địa ở Ấn Độ).
- Nhựa của các loài cây có mùi hương cũng được cho rằng có tác dụng ngăn chặn leukotrienes – một loại hóa chất gây hại cho tế bào khớp. Capsaicin (hoạt chất chiết từ quả chín khô của một số loài ớt), curcumin (thành phần chính của curcuminoit, có trong củ nghệ) và các loại dầu thơm…
Các biện trên pháp chỉ sử dụng được khi trẻ đã có bệnh. Muốn cho con trẻ khỏe mạnh, có khả năng đề kháng lại các loại bệnh bệnh truyền nhiễm thông thường do hệ miễn dịch còn non nớt thì mẹ vẫn nên chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho. Từ đó hạn chế việc dùng thuốc kháng sinh có hại cho sức khỏe của trẻ.
6. Các phương pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ
6.1. Không cho trẻ dùng kháng sinh “vô tội vạ”
Không thể phủ nhận tác dụng của kháng sinh, thế nhưng có nhiều mẹ vẫn đang lạm dụng kháng sinh cho trẻ. Kháng sinh như con dao hai lưỡi, việc quá lệ thuộc và kháng sinh sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu, tăng nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm.
6.2. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, vì vậy cách tốt nhất giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật và tăng sức đề kháng là phát triển hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung những thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, bào tử lợi khuẩn,… cung cấp cho cơ thể bé một lượng lớn lợi khuẩn (Probiotics) vào hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn sẽ giúp tiêu diệt và đào thải các hại khuẩn, kích thích quá trình tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột.
6.3. Thiếp lập chế độ ăn uống khoa học với khẩu phần ăn chứa nhiều trái cây và rau xanh
Không chỉ với người lớn, để để có một sức khoẻ trẻ nhỏ cũng cần bổ sung các loại trái cây và rau xanh thường xuyên trong bữa ăn. Trong đó, đậu xanh, dâu tây, cam, cà rốt… là những thực phẩm tăng giúp cường hệ miễn dịch cho trẻ như vitamin C và caroten. Các chất dinh dưỡng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon, là loại kháng thể có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nhỏ khi được cha mẹ chăm lo cho khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bị ung thư khi trưởng thành. Chính vì vậy, mỗi ngày, nên cho bé ăn khoảng 5 phần hoa quả và rau xanh.
6.4. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Trẻ nhỏ thường hiếu động, mải chơi nên rất dễ bị thiếu ngủ. Cha mẹ không nên quá chiều chuộng con mà nên tập thói quen cho trẻ ngủ nghỉ đúng giờ.
Thời gian trẻ nghỉ ngơi phụ thuộc vào độ tuổi: trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ tập đi cần ngủ khoảng 12 – 13 giờ và trẻ mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 giờ. Nếu trẻ không có thói quen ngủ trưa, buổi tối hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ sớm hơn 9 giờ.
6.5. Cho trẻ tập thể dục mỗi ngày
Đây là một các rất tốt, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ tập thể dục ngay từ bé. Bởi tập thể dục sẽ giúp làm tăng số lượng tế bào miễn dịch của cơ thể cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện. Thay vì bỏ bê con với các thiết bị điện tử trong nhà cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ ra ngoài chơi với bạn bè.
Cha mẹ nên làm gương để rèn cho trẻ thói quen tập thể dục. Hãy cùng trẻ tập thể dục mỗi ngày, đối với các bé còn nhỏ tuổi, có thể mua các loại đồ chơi giúp tăng cường khả năng vận động. Còn với bé lớn, cha mẹ nên khuyến khích con ra ngoài chơi một số môn thể thao như: đá bóng, đá cầu, đi xe đạp hoặc đánh cầu lông.
6.6. Cho trẻ bú sữa mẹ
Như các bạn đã biết, thành phần của sữa mẹ có các tế bào bạch cầu và các kháng thể giúp bé tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, cho trẻ bú sữa mẹ giúp hạn chế mắc phải một số bệnh như: nhiễm trùng tai, dị ứng, bệnh đường ruột, viêm phổi, viêm màng não,… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng sữa mẹ còn có thể tăng cường trí thông minh và bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị đái tháo đường týp 1.
Đặc biệt, sữa non – dòng sữa lỏng màu vàng tiết ra trong những ngày đầu sau sinh – rất giàu kháng thể, có thể giúp phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú trong một năm. Với các bà mẹ ít sữa thì nên cố gắng duy trì cho con bú trong ít nhất là 2 – 3 tháng đầu sau sinh để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Mặc dù mẹ nào cũng cố gắng bổ sung đề kháng trong sữa mẹ cho bé bằng cách ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, nhưng trên thực tế, những mẹ có cơ địa kém hấp thu đôi khi vẫn sẽ không thể đem đến đầy đủ kháng thể quan trọng này cho bé. Giải pháp hỗ trợ tăng đề kháng cho bé một cách tự nhiên mà không cần lạm dụng kháng sinh chính là sử dụng sản phẩm sữa công thức chuyên biệt có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và tạo nền tảng cho hệ miễn dịch vững chắc, giúp trẻ chống lại các nhân tố gây bệnh.
6.7. Dùng sữa có công thức “miễn dịch vàng” giúp trẻ có hệ miễn dịch, sức đề kháng vững chắc
Sữa được coi là có công thức “miễn dịch vàng” khi có tổng hợp đầy đủ các thành phần: Lactoferrin + sữa Non + Axit Sialic cùng các vitamin và khoáng chất.
Là một thành phần đóng vai trò quan trọng nhất trong công thức “miễn dịch vàng”. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ chưa thực sự hiểu Lactoferrin là chất gì, tác dụng tốt đến đâu. Thực tế, Lactoferrin là chất đạm thuộc họ Transferrin, một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Hiện, Lactoferrin chỉ tìm thấy ở trong sữa động vật có vú và từ nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non (sữa tiết ra ở thời kì 9 tháng đầu sau sinh) tỉ lệ lactoferrin trong sữa non có thể lên đến 25% chất đạm.
Ngoài ra, Lactoferrin còn được coi là một phần quan trọng của hệ miễn dịch bẩm sinh, giữ vị trí phòng thủ tuyến đầu chống lại các tác nhân vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bản chất lactoferrin là một chất đạm nhưng điểm đặc biệt nó có khả năng gắn với các phân tử sắt rất cao, đồng nghĩa với khả năng “giành giật” chất sắt với các vi khuẩn.
Nhờ vào ưu điểm đặc biệt khả năng cạnh tranh chất sắt rất cao của mình, Lactoferrin trở thành một yếu tố miễn dịch quan trọng hàng đầu của cơ thể, giảm khả năng phát triển của vi khuẩn, bảo vệ cơ thể. Vai trò của lactoferrin đối với hệ thống miễn dịch được thể hiện qua các khía cạnh:
- Khoáng khuẩn, kháng vi sinh vật
Lactoferrin với khả năng liên kết và vận chuyển sắt tự do trong máu đến các tế bào để nuôi cơ thể, điều này giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn có hại (sống phụ thuộc vào sắt, thiếu sắt để phát triển). Ngược lại, lactoferrin là nguồn cung cấp sắt đồng thời hỗ trợ sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi.
- Kháng virus
Lactoferrin liên kết với glycosaminnoglycans (chuỗi những phân tử đường đơn), trên màng tế bào, ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào.
- Tác dụng trên hệ miễn dịch và chống viêm
Lactoferrin mang điện tích dương nó sẽ liên kết với các phân tử mang điện tích âm trên bề mặt các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch. Điều này giúp kích hoạt con đường tín hiệu dẫn đến phản ứng miễn dịch.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng Lactoferrin như một biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn. Kết hợp Lactoferrin trong các loại thuốc kháng virus, tăng hệ miễn dịch nhằm tăng cường tính kháng khuẩn và làm giảm tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Royal Ausnz Lactoferrin Milk Powder - Nguồn bổ sung Lactoferrin an toàn, đầy đủ, hiệu quả nhất hiện nay
Như đã nêu ở trên, sữa non có chứa lượng Lactoferrin cao gấp khoảng 7 lần so với sữa thông thường. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian đầu là cách bổ sung lactoferrin tự nhiên tốt nhất.
Tuy nhiên, có một thực tế đang xảy đến với nhiều mẹ và bé đó là dù bé được bú hoàn toàn sữa mẹ trong những tháng đầu đời xong sức đề kháng vẫn kém, thường xuyên ốm yếu. Điều này chứng tỏ, chất lượng sữa của mẹ chưa được tốt, hàm lượng Lactoferrin có trong sữa chưa đủ đảm bảo nhu cầu đề kháng ở trẻ.
Với trường hợp này, mẹ cần phải có nguồn bổ sung lactoferrin khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo trẻ có được sức đề kháng tốt nhất. Royal Ausnz Lactoferrin Milk Powder sản phẩm bổ sung hàm lượng cao Lactoferrin và các loại vitamin, khoáng chất tốt nhất cho cơ thể đến từ Úc.
Sở hữu công thức miễn dịch vàng, nhân 3 hiệu quả tác động, bổ sung hàm lượng Lactoferrin cao tạo nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, chống lại các tác nhân gây bệnh, làm tiền đề cho sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ. Từ đó, giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cân, tăng chiều cao, phát triển tối ưu về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần. Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, hay ốm vặt cần tăng cường sức khỏe, sức để kháng để phát triển toàn diện.
Royal Ausnz Lactoferrin Milk Powder là sản phẩm thuộc thương hiệu Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ - Thương hiệu sữa số 1 tại Úc đã có trên 160 năm kinh nghiệm, được phân phối rộng rãi hơn 10 quốc gia trên thế giới trong đó có cả các thị trường khó tính nhất như Mỹ, Châu Âu. Nên các mẹ có thể hoàn toàn an tâm sử dụng Royal Ausnz Lactoferrin Milk Powder cho trẻ.
Các mẹ có thể tìm mua các sản phẩm sữa hoàng gia Úc tại Lactoferrin Formula Milk Powder các nhà thuốc, các siêu thị sữa hoặc các đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Hoặc các mẹ cũng có thể đặt hàng Online bằng cách liên hệ trực tiếp đến Hotline của nhà phân phối theo số 0858 995 789.
>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY