Nội dung:

1. Những kiến thức cơ bản về giai đoạn 3 tháng đầu thai kì mà mẹ bầu nên nắm 

2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa bầu không?

3. Bổ sung sữa bầu đúng cách cho bé khoẻ, mẹ vui 

3.1 “Thời điểm vàng” uống sữa bầu 

3.2 Kết hợp uống sữa bầu với chế độ dinh dưỡng hợp lý 

3.3 Lựa chọn sữa bầu chuẩn đem lại hiệu quả cao 

1. Những kiến thức cơ bản về giai đoạn 3 tháng đầu thai kì mà mẹ bầu nên nắm

Có thể nói, 3 tháng đầu thai kì là thời điểm mà mẹ bầu có nhiều cảm xúc nhất khi niềm vui sắp được chào đón con yêu trong tương lai không xa xen lẫn với những nỗi lo về bổ sung dinh dưỡng, kiến thức mẹ bầu nói riêng và kiến thức chăm nuôi con nói chung.

Những kiến thức cơ bản về giai đoạn 3 tháng đầu thai kì mà mẹ bầu nên nắm

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu có những thay đổi rõ rệt về tâm lý và cơ thể. Về tâm lý, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nói chung đều có tâm lý hết sức nhạy cảm, dễ xúc động, vui buồn bất chợt, đôi khi hứng thú với một điều gì đó nhưng ngay sau đó lại cảm thấy lo lắng, bối rối. Lý giải cho diễn biến tâm lý này, các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân bởi khi mới mang thai, nhiều mẹ sẽ cảm thấy nghi ngờ khả năng làm mẹ của bản thân sau khi bé yêu ra đời, cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay cuộc sống tự do sang cuộc sống của “mẹ bỉm sữa”, có quá nhiều kiến thức mà mẹ bầu cần nắm rõ, nhất là kiến thức về dinh dưỡng thai kì… Bên cạnh đó là những giây phút thăng hoa khi tưởng tượng mình sắp được làm mẹ, chào đón bé yêu ra đời, em bé đang lớn dần trong bụng thật ấm áp và thiêng liêng… Vì thế, tâm lý mẹ bầu có những thăng – trầm là điều có thể hiểu được.

Còn về cơ thể, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thèm ăn những món mà có thể trước đây bản thân rất ghét và ngược lại thờ ơ thậm chí buồn nôn trước món khoái khẩu của mình. Đặc biệt, mẹ sẽ nhạy cảm hơn với mùi và dễ buồn nôn vì bất cứ mùi gì, điển hình là đồ dầu mỡ, nước hoa… sẽ là những thứ khiến mẹ bầu nhăn mặt đầu tiên. Lúc này, những cơn cảm, sốt cũng có thể đột ngột ghé thăm. Tuy nhiên, những biểu hiện này là rất bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng phải trải qua nên mẹ không cần quá lo lắng, nếu tình trạng nôn, ốm nghén quá nghiêm trọng hãy đến chuyên gia để nhận lời khuyên mẹ nhé!

bà bầu ốm nghén

Đối với bé, 3 tháng đầu là mốc thời gian mà mẹ cần lưu tâm nhiều nhất vì lúc này, thai mới vào tổ chưa ổn định, dễ xảy ra nhiều nguy cơ nếu mẹ bầu không cẩn thận. Đây cũng là giai đoạn được chuyên gia đánh là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi, mẹ được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của em bé từ khi mới vào tổ bé bằng hạt vừng cho đến kết thúc tuần 11, bé đã xấp xỉ bằng quả quất với cân nặng khoảng 7g, dài 4cm. Và chỉ một tuần sau, bé đã tăng nhanh về chiều dài khi đạt 5.3cm và gấp đôi cân nặng là 14g. Kết thúc tuần thứ 12, các cơ quan của thai nhi về cơ bản đã được hình thành đầy đủ. Cũng theo các chuyên gia Dinh dưỡng, mẹ bầu nên đảm bảo đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể nhằm giữ gìn sức khoẻ cho mẹ và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Ưu tiên Axit folic để tránh dị tật thai nhi, Protein cần đảm bảo 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10 – 15g/ngày để đủ năng lượng cho mẹ và đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cân nặng toàn diện. Không thể thiếu Canxi (hàm lượng khoảng 800 – 1000mg Canxi mỗi ngày) và vitamin D là 2 thành phần quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống xương của thai nhi. Bên cạnh đó, sắt, kẽm và các vi chất khác cũng cần được đáp ứng đầy đủ để tăng sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tránh ăn dứa, đu đủ chưa chín kĩ, đồ ăn tái sống, nội tạng động vật, các chất kích thích, đồ uống có cồn… để có một thai kì thật khỏe mạnh.

2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa bầu không?

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa bầu không chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu, nhất là mẹ mới mang thai lần đầu. Câu trả lời là “CÓ” nhé, bởi:

Có một thực tế không mấy tích cực, đó là chế độ ăn hàng ngày của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người bình thường chứ chưa nói đến bà bầu – đối tượng có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Trong đó, 7 nhóm vi chất mà hầu như ai cũng thiếu gồm Canxi, Vitamin D, chất xơ, Kali, Sắt, Kẽm, Axit Folic… không may, đây lại là những vi chất cực kì cần thiết cho sức khoẻ bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa bầu không?

Bên cạnh đó, hàm lượng vi chất trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau, nếu để bổ sung đúng hàm lượng mẹ bầu cần trong giai đoạn 3 tháng đầu nói riêng và cả thai kì nói chung là việc không hề đơn giản, mẹ bầu sẽ phải lên kế hoạch chi tiết cho từng bữa, cân đo đong đếm mỗi loại và chế biến khác nha… với những bà bầu bận rộn thì gần như là không thể thực hiện được. Từ đó dẫn đến thừa chất này, hụt chất kia khiến thai nhi phát triển không toàn diện.

Cũng không thể bỏ qua lý do bà bầu bị ốm nghén, chán ăn, nhạy cảm với mùi, buồn nôn… khiến việc bổ sung vi chất cần thiết từ chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo. Mà 3 tháng đầu là thời kì thai nhi phát triển với tốc độ nhanh chóng, có thể tăng gấp đôi cân nặng chỉ sau 1 – 2 tuần nên nếu không cung cấp đủ “nguyên liệu” cho sự hình thành các cơ quan trong cơ thể bé sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng còi xương, thiếu chất, dị tật về sau, nhất là thiếu Canxi và Acit Folic. Mẹ bầu có thể coi sữa bầu như một phần của bữa ăn phụ giữa giờ làm, kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt hay đơn giản là với vài lát bánh mì để xua tan mệt mỏi, nạp năng lượng… sau đó tiếp tục quay trở lại công việc với tâm thế thoải mái nhất.

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa bầu không

Và lúc này, sữa bầu được xem như giải pháp tối ưu cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu từ đó đảm bảo mỗi mốc phát triển của thai nhi đều đúng lộ trình. Một sản phẩm sữa bầu thông thường không thể thiếu 7 nhóm chất cơ thể hay hao hụt nhất với hàm lượng tiêu chuẩn, thêm vào đó nhiều sản phẩm sữa bầu còn bổ sung thêm DHA, Omega 3 cho bé phát triển trí thông minh, nâng cao chỉ số IQ từ trong bụng mẹ, bổ sung lợi khuẩn, kháng thể cho mẹ luôn khoẻ mạnh, ngăn ngừa mầm bệnh, cảm cúm, sốt virut… hay bất kì thành phần nào khác, tất cả đều nhằm một mục đích duy nhất chính là cho bà bầu và thai nhi dinh dưỡng trọn vẹn nhất, nói cách khác là bù đắp những gì còn thiếu hụt để mẹ có thai kì khoẻ mạnh nhất.

Từ những lý do trên, chắc hẳn mẹ bầu đã có được đáp án cho những thắc mắc của mình về việc nên hay không nên uống sữa bầu trong thai kì rồi đúng không nào. Theo dõi phần tiếp theo để biết cách bổ sung sữa bầu chuẩn nhất nhé!

3. Bổ sung sữa bầu đúng cách cho bé khoẻ, mẹ vui

3.1 “Thời điểm vàng” uống sữa bầu

Sữa bầu không chỉ nên uống và 3 tháng đầu thai kì, mà các chuyên gia sức khoẻ cũng khuyên nên bổ sung sữa bầu từ thời điểm chuẩn bị mang thai, trong quá trình mang thai và ít nhất 6 tháng sau sinh. Thứ nhất, giai đoạn tiền mang thai uống sữa bầu để mẹ bầu luôn tràn đầy năng lượng, bù đắp những gì đang thiếu từ chế độ ăn hàng ngày – tiền đề tốt nhất cho việc thụ thai. Thứ 2, giai đoạn mang thai mẹ bầu nên uống sữa bầu để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, giữ cho bản thân khỏi mệt mỏi, thiếu chất… Thứ 3, giai đoạn sau sinh, mẹ vẫn nên uống sữa bầu để bù đắp vi chất cho cơ thể, bổ sung năng lượng để luôn cảm thấy khoẻ mạnh chăm sóc bé yêu và sữa bầu cũng được coi như một cách kích sữa về nhiều, thơm và chất lượng, giúp mẹ thực hiện mục tiêu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho bé bú duy trì đến khi 2 tuổi.

 “Thời điểm vàng” uống sữa bầu

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên bổ sung 250 – 500ml sữa/ngày, thời điểm “vàng” để uống sữa bầu là khoảng 1 – 2 giờ sau bữa ăn, mẹ không cần phải cố gắng uống hết sữa bầu trong một lần mà có thể chia nhỏ để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất có sữa, ví dụ 1 ly buổi sáng sau ăn để không gây tình trạng quá no, đầy bụng và 1 ly buổi tối (sau ăn  1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ 2 giờ, nên uống sữa ấm) để giúp mẹ bầu ngủ ngon, ấm bụng hơn, thai nhi cũng vậy.

3.2 Kết hợp uống sữa bầu với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nhiều mẹ bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu có tâm lý ỷ lại vào sữa bầu, do ốm nghén hoặc chán ăn và nghĩ chỉ cần 1 ly sữa bầu mỗi khi cần là đủ. Nếu có điều kiện, mẹ bầu hãy cố gắng đừng ỷ lại vào sữa bầu mà bỏ qua nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ thực phẩm.

những nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu

Theo đó, những nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu như:

- Nhóm thực phẩm giàu Canxi: Canxi có thể coi là khoáng chất quan trọng nhất đối với thai kì vì nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành hệ xương, cơ, móng, tóc… của thai nhi cũng như ngăn ngừa nhiều biểu hiện như mệt mỏi, huyết áp cao… Cua đồng, các loại cá béo như cá hồi, cá mòi… sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), các loại đậu, các loại rau lá xanh như súp lơ, rau chân vịt, rau cải… là những thực phẩm giàu Canxi mà bà bầu nên bổ sung.

- Nhóm thực phẩm giàu Axit Folic: Trong 3 tháng đầu thai kì mẹ cần bổ sung 600mcg Axit Folic mỗi ngày đây cũng là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai và ngăn ngừa dị tật cho thai nhi, những thực phẩm giàu Axit Folic có thể kể đến như măng tây, quả bơ, trứng, rau lá xanh, các loại đậu, trái cây họ cam quýt, gan bò, đu đủ chín, chuối…

- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin D: Các loại cá béo, dầu gan cá tuyết, hàu, nấm… là những thực phẩm giàu Vitamin D cho bà bầu để tăng cường hấp thụ canxi cũng như gắn canxi vào xương. Ngoài ra, tắm nắng cũng là cách để cơ thể được đáp ứng hàm lượng Vitamin D hàng ngày để cả mẹ và bé đều khoẻ mạnh.

- Nhóm thực phẩm giàu sắt: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho cả thai nhi. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai sẽ cần tăng gấp đôi lượng sắt. Sắt chứa nhiều trong bí ngô, thịt bò, chuối, cam, quả chà là, súp lơ, rau bina, rau đay, lòng đỏ trứng gà…

- Nhóm thực phẩm giàu Kali: Vai trò của Kali với mẹ bầu và thai nhi được thể hiện qua việc góp phần cấu tạo nên cơ bắp và tim thai, ngăn ngừa nguy cơ thai nhị bị bệnh tim bẩm sinh, tăng sức đề kháng cho bà bầu, giúp giải phóng năng lượng từ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, protein và carbohydrate để phục vụ nhu cầu của bà bầu. Kali có nhiều trong những loại thực phẩm như: Rau bina, cà chua, cà rốt, quả bí ngô, khoai lang, chuối, bơ, dưa hấu, cam, lựu, thịt của gia súc và gia cầm, các loại cá béo…

- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón thai kì là nỗi ám ảnh của bất kì bà bầu nào, nhất là 3 tháng đầu khi việc nôn nghén khiến cơ thể bị mất nước, thay đổi nội tiết tố, ít vận động, chế độ ăn uống chưa khoa học hay bổ sung Canxi và Sắt gây nóng trong… đều là nguyên nhân gây táo bón thai kì. Trong khi đó, chất xơ có nhiều trong táo, quả lê, chuối, khoai lang, dưa chuột, các loại rau lá xanh, ngũ cốc, yến mạch… sẽ giúp hệ tiêu hoá của bà bầu khoẻ mạnh hơn,  hút nước, tăng khối lượng chất bã khiến quá trình thải cặn bã nhanh hơn. Việc bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể giúp mẹ bầu giải quyết những tình trạng khó khăn về tiêu hóa thường gặp khi mang thai như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ, đặc biệt là bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Nhóm thực phẩm giàu Kẽm: Mặc dù nhu cầu về hàm lượng kẽm của bà bầu (11 – 12mg kẽm/ngày) không thể so với canxi hay sắt nhưng kẽm lại vô cùng cần thiết cho bà bầu giúp tăng sức miễn dịch, tăng cường hấp thụ các vitamin và khoáng chất khó tan… và giúp em bé phát triển hệ thần kinh, não bộ, tiêu hoá. Do đó mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như củ cải, đậu hà lan, trứng gà, bột mì, thịt bò, khoai lang… để đáp ứng nhu cầu kẽm cho cơ thể.

 Hạn chế sử dụng đồ chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn nhanh

Bên cạnh bổ sung những thực phẩm tốt cho thai kì, bà bầu cũng nên:

- Hạn chế sử dụng đồ chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, …

- Không sử dụng đồ uống chứa caffein, chứa cồn…

- Hạn chế căng thẳng, stress, làm việc quá sức.

- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

- Uống sữa bầu kết hợp với những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuyệt đối không ỷ lại vào sữa bầu

3.3 Lựa chọn sữa bầu chuẩn đem lại hiệu quả cao

Một điều rất lợi thế cho các bà bầu hiện nay chính là các sản phẩm sữa bầu vô cùng đa dạng và phong phú từ thương hiệu, thành phần, hương vị, công dụng, phương pháp sản xuất… giúp bà bầu thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của bản thân. Tuy nhiên, chính sự đa dạng ấy vô tình đẩy bà bầu vào “ma trận” sữa bầu, làm sao “đãi cát tìm vàng” trong “biển” sữa bầu. Đừng lo, nếu chọn sữa hãy dựa vào những “mẹo” nhỏ dưới đây để có được sản phẩm sữa bầu chất lượng – hiệu quả - an toàn nhất.

- Chọn sữa bầu có vị tự nhiên, dễ uống, không gây dị ứng

- Sữa có nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu có uy tín và nhận được phản hồi tích cực từ người dung. Nếu là sản phẩm nhập khẩu, cần tìm hiểu chính xác đơn vị phân phối chính hãng để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

- Kiểm tra thật kĩ những thành phần có trong sữa với công thức và hàm lượng từng chất.

- Chọn sữa theo nhu cầu thực tế của mẹ bầu, ví dụ thiếu canxi nên chọn sữa bầu bổ sung hàm lượng canxi cao hơn.

-  Chọn sữa bầu có nguồn gốc tự nhiên an toàn, chứa công thức kết hợp các chất sao cho bà bầu hấp thụ dễ nhất, đặc biệt không gây táo bón, nóng trong.

- Công nghệ sản xuất sữa bầu cũng rất quan trọng, quyết định phần lớn đến chất lượng sữa. Do đó bà bầu hãy ưu tiên những sản phẩm sữa sản xuất trên công nghệ hiện đại, khép kín.

ữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu Royal Ausnz Pregnant Mother Formula

Hiện nay trên thị trường, Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu Royal Ausnz Pregnant Mother Formula, là sản phẩm hết sức được ưa chuộng trong thời gian gần đây và là lựa chọn của nhiều bà bầu thông thái, giúp các mẹ không phải nâng lên đặt xuống quá nhiều lần mỗi khi mua.

Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu  – sản phẩm đến từ thương hiệu sữa Úc nổi tiếng Royal Ausnz của Công ty Gotop với hơn 160 năm kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến sữa, đặc biệt là gần 70 giải thưởng lớn về chất lượng sữa Úc cùng gói bảo hiểm toàn cầu trị giá 20 triệu đô nhằm bảo vệ người dùng tối đa, giúp các mẹ bầu nói riêng và khách hàng nói chung hoàn toàn yên tâm

Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu cung cấp 17 loại vitamin và khoáng chất quan trọng đáp ứng nhu cầu qua mỗi giai đoạn của thai kì. Cụ thể, protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, B, C, D… và không thể thiếu vitamin K giúp hấp thụ khoáng chất tối đa, đồng thời cải thiện chứng máu đông, ngăn ngừa xuất huyết và có lợi cho việc chuyển dạ ở cuối thời kỳ mang thai. Hơn thế, Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu thuộc dòng sữa mát vì có nguyên liệu 100% sữa bò Úc Hoàng Gia cao cấp và bổ sung Dietary Fibre FOS - một dạng chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón ở mẹ bầu, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu cung cấp 17 loại vitamin và khoáng chất quan trọng

Một điểm nữa mà các mẹ bầu hiện đại rất thích ở Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu chính là vị sữa thanh thuần, tự nhiên và vô cùng dễ uống, kể cả những bà bầu nhạy cảm với mùi như bà bầu 3 tháng đầu cũng có thể thoải mái sử dụng. Đồng thời, sản phẩm cũng xoá tan được nỗi lo uống sữa bầu chỉ vào mẹ mà không vào con, khiến “mẹ béo – con còi” khi lượng đường trong một ly sữa chỉ 13,6 g, tương đương 4,8 g/ 100ml (thấp hơn sữa tươi có đường và sữa chua). Điều này giúp mẹ bầu yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo tiểu đường thai kỳ hay tăng cân không kiểm soát.

Và còn rất nhiều ưu điểm vượt trội khác nữa khiến Sữa Hoàng Gia Úc dành cho bà bầu trở thành “chân ái” của phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, mẹ bầu và mẹ sau sinh. Do đó, đừng ngần ngại mà hãy thêm ngay sản phẩm vào danh sách những thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung cho thai kì khoẻ mạnh, để bé khoẻ - mẹ vui.

>>> Xem thêm: Sữa hoàng gia Úc Pregnant Mother - Dinh dưỡng hoàn chỉnh cho mẹ bầu và thai nhi