NỘI DUNG

 1. Tại sao mẹ bầu khi mang thai nên uống sữa bầu

 2. Nên uống sữa bầu khi nào để tốt cho thai nhi và mẹ bầu

 2.1. Uống sữa bầu trước khi có ý định mang thai

 2.2. Uống sữa bầu giai đoạn 12 tuần đầu

 2.3. Bổ sung sữa bầu 12 tuần tiếp theo

 2.4. Bổ sung sữa sau sinh

 3. Mẹ mang thai nên uống sữa bầu như thế nào là đúng cách

 4. Lưu ý để lựa chọn sữa bầu phù hợp nhất cho mẹ bầu

 5. Một số trường hợp không nên sử dụng sữa bầu

1. Tại sao mẹ bầu khi mang thai nên uống sữa bầu?

Có nên uống sữa bầu khi mang thai không? Là một câu hỏi của khá nhiều bà mẹ. Vậy tại sao các mẹ nên uống sữa bầu? Mẹ biết không, hầu hết các bà mẹ Việt đều bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai, chính vì vậy, thai nhi không được phát triển toàn diện mà dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng,… Việc uống sữa bầu khi mang thai, sẽ giúp thai nhi không những phát triển về chiều cao và còn về trí não và các chỉ số khác. Hơn nữa, mẹ bầu tránh được một vài bệnh lý ảnh hưởng trong giai đoạn mang thai và sau sinh, tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thực phẩm thì sữa bầu là một sự lựa chọn hoàn hảo mà các mẹ không nên bỏ qua. Sữa bầu quan trọng bởi những lý do sau đây:

1.1. Sữa bầu cung cấp DHA

Tại sao mẹ bầu nên uống sữa bầu

Khi mang thai, mẹ bầu cần ít nhất 200 miligram DHA mỗi ngày. Đây là một axit béo omega-3 vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thị giác và não bộ ở trẻ. Theo một báo cáo trên tờ Nutrient (2/2018), các loại sữa thông thường, sữa hữu cơ không chứa lượng DHA đáng kể nhưng sữa có nguồn gốc từ bò được cho ăn cỏ sẽ có hàm lượng axit béo omega- 3 cao hơn, giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và các bệnh chuyển hóa khác. Omega 3 có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sự hình thành và phát triển toàn diện hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, sữa còn đóng vai trò giúp giảm các triệu chứng ợ nóng, bổ sung nước và  hạn chế các vấn đề dạ dày phổ biến trong thai kỳ.

1.2. Sữa bầu cung cấp Protein

Mẹ bầu có khỏe mạnh, thai nhi có phát triển bình thường hay không phụ thuộc rất nhiều vào protein để xây dựng các tế bào tốt. Lượng protein này tăng cao khi bào thai lớn dần. Việc protein không được cung cấp đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến tình trạng trẻ khi sinh ra cân nặng sẽ thấp hơn trung bình.

Protein trong sữa bầu được đánh giá là loại protein hoàn chỉnh, chứa tất cả các axit amin cần thiết để giúp cơ thể hoạt động. Hơn nữa, protein từ sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thụ nên cơ thể hoàn toàn có thể sử dụng hết được toàn bộ protein được nạp vào. Khuyến cáo chỉ ra rằng, thời kỳ mang thai, lượng protein khoảng 1,1gram trên mỗi kg cân nặng, chính vì vậy việc bổ sung sữa sẽ đáp ứng lượng protein này.

Sữa bầu cung cấp Protein

1.3. Sữa bầu giúp bổ sung Vitamin D

Vitamin D đi đôi với canxi nếu bị thiếu hụt khiến mẹ bầu không hấp thụ đủ lượng khoáng chất cần thiết. Chúng giúp cho xương, răng chắc khỏe, chiều cao ở thai nhi, ngăn ngừa tình trạng đau lưng, chuột rút ở mẹ bầu.

Vitamin D cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của bà bầu thêm khỏe mạnh, có thể giúp tránh nhiễm trùng và ngăn ngừa còi xương ở trẻ sơ sinh. Đủ vitamin D mỗi ngày, bé sau sinh sẽ đảm bảo đủ cân nặng theo tiêu chuẩn.

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần nạp 600 IU vitamin D mỗi ngày, thế nhưng lại có khá ít thực phẩm có chứa vitamin này nên sữa là sự lựa chọn tốt nhất.

 Sữa bầu giúp bổ sung Vitamin D

1.4. Sữa bầu cung cấp I-ốt

I - ốt là thành phần dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển trí não sau này của trẻ. Như chúng ta đã biết, I-ốt là nguyên tố để hình thành nên hormon tuyến giáp. Thiếu I-ốt có thể gây suy giáp, giảm hormon tuyến giáp, giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển hệ thống thần kinh ở bào thai. Trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ bị suy giáp có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh, còn đứa trẻ khi sinh có thể bị đần độn, kém phát triển về trí tuệ, nhẹ cân. Mặt khác, nếu bổ sung quá nhiều I-ốt, hormon tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều có thể gây tình trạng Cường giáp và cũng gây ra hậu quả nặng nề như sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai chết lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, dị tật thai nhi bẩm sinh.

Khi mang thai, nhu cầu I-ốt của người mẹ sẽ tăng tới 50% so với bình thường để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung I-ốt bằng sữa bầu kết hợp với chế độ ăn là việc làm cần thiết đối với tất cả các bà bầu. Bổ sung đúng liều lượng Iot chính phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn được nguy cơ khuyết tật cho thai nhi và chống bệnh cho chính các bà bầu.

Tác dụng của việc bổ sung sữa bầu

1.5. Sữa bầu cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho bà bầu

Sắt đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành máu và hoạt động vận chuyển oxy từ cơ thể người mẹ vào cơ thể thai nhi. Mẹ bầu sẽ hạn chế đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm thiểu tình trạng thiếu máu trong giai đoạn mang thai thay vào đó là một sức khỏe ổn định nếu được bổ sung đầy đủ sắt trong sữa bầu. 

Sữa bầu cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho bà bầu

1.6. Sữa bầu cung cấp Axit folic

Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của Acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng. Với những vai trò quan trọng như vậy, mẹ bầu đừng quên lựa chọn sản phẩm sữa công thức có bổ sung hàm lượng cao Acid folic nhé! 

Sữa bầu cung cấp Axit folic

2. Nên uống sữa bầu khi nào để tốt cho thai nhi và mẹ bầu

Trong suốt thời kì mang thai, mẹ bầu nên sử dụng từ 250-500 ml sữa mỗi ngày. Đây là liều lượng chuẩn theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Bổ sung sữa bầu khi nào để mang lại hiệu quả nhất cho mẹ và bé là câu hỏi luôn thường trực của nhiều bà mẹ. Liệu đâu là thời điểm vàng để bổ sung sữa bầu cho mẹ và bé

Theo nghiên cứu, các chuyên gia thấy rằng, 28 ngày đầu thai nhi đã được hình thành trong bụng mẹ. Nếu cơ thể người mẹ lúc này chưa sẵn sàng, đang bị thiếu hụt hàm lượng axit folic sẽ khiến thai có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.

2.1. Uống sữa bầu trước khi có ý định mang thai

Uống sữa bầu thế nào là tốt nhất

Hiện nay, để chuẩn bị sẵn sàng tâm thế làm mẹ, các bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung sữa bầu vào thực đơn trong vòng 2 tháng trước khi có ý định mang thai. Biện pháp ứng phó kịp thời này sẽ ngăn chặn tình trạng thiếu hụt bất cứ vi chất quan trọng cần thiết nào cho cả mẹ và bé, mẹ nên uống sữa bầu trước khi nhận được tin vui.

2.2. Uống sữa bầu giai đoạn 12 tuần đầu

Theo các bác sĩ phụ sản ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất đặc biệt như Axit folic, Canxi, Vitamin D, Vitamin B12, Sắt… thông qua những con đường khác nhau. Canxi thúc đẩy hình thành khung xương của thai nhi và làm giảm nguy cơ bị bệnh tiền sản giật của mẹ. Axit folic giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt và vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, làm giảm nguy cơ thiếu máu của mẹ và thai nhi…

Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất bởi trong 4 tuần đầu, các cơ quan trung ương của bé như não, ống thần kinh, tim sẽ bắt đầu hình thành. Trong các tuần tiếp theo, lần lượt các bộ phận trên khuôn mặt, chân tay, các cơ quan nội tạng và các nhánh thần kinh cũng dần xuất hiện.

Đặc biệt, ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ thường ốm nghén khiến mẹ bầu khó ăn uống nên dễ bị sụt cân, thiếu chất, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Khi đó, sữa bầu là nguồn cung cấp dinh dưỡng thay thế cho những bữa ăn giúp mẹ bầu duy trì nền tảng sức khỏe tốt để nuôi dưỡng bé yêu. Lúc này, mẹ nên chọn những loại sữa bầu có vị cam, vani… dễ uống có thể giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng khi không cảm thấy ngon miệng.

Trong 4 tuần thai đầu tiên là giai đoạn quan trọng nhất mẹ nên bổ sung sữa bầu

2.3. Bổ sung sữa bầu 12 tuần tiếp theo

Ở giai đoạn này, các mẹ thường phải tăng khẩu phần ăn. Các bữa ăn cần đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu gặp tình trạng khó tiêu, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Nên nhớ là hầu hết hệ cơ quan của thai nhi sẽ hình thành trong 12 tuần đầu thai kỳ và sẽ phát triển, tăng trưởng nhanh đến tuần 20. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng cho sự phát triển thể chất và thần kinh của bé do đó bên cạnh các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất thì 2 ly sữa bầu/ ngày chính là cách đơn giản giúp bổ sung kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển và hoàn thiện tốt.

Mẹ nên chọn uống những loại sữa bầu tốt nhất với hàm lượng dinh dưỡng cao, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không nên uống quá nhiều sữa bầu vì rất dễ bị tăng cân. Mỗi ngày chỉ cần 1 ly sau bữa sáng và 1 ly trước khi đi ngủ là đã bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ rồi mẹ nhé!

Bổ sung dinh dưỡng từ sữa bầu trong những tuần thai tiếp theo

2.4. Bổ sung sữa sau sinh

Bên cạnh việc bổ sung sữa bầu giai đoạn chớm thai, thai kỳ đầu thì sau khi sinh cũng vô cùng cần thiết. Đã có rất nhiều mẹ bầu nghĩ nên dừng bổ sung sữa vì lúc này bé đã chào đời. Thế nhưng, sữa bầu còn giúp mẹ nhanh hồi phục, lấy lại sức khỏe sau khi sinh nhất là đối với mẹ sinh mổ bị mất một lượng máu không nhỏ, cơ thể bị ảnh hưởng từ nhiều loại thuốc trong quá trình mổ, dẫn đến cơ thể vô cùng yếu và có thể là nguyên nhân gây sữa về ít, mất sữa trong thời gian ngắn. Uống sữa lúc này, sẽ làm tăng chất lượng sữa mẹ, giúp sữa mẹ về nhanh hơn và dồi dào, bé được hấp thu trọn vẹn nguồn dưỡng chất hoàn hảo từ sữa mẹ. Hơn nữa, cơ thể mẹ hồi phục nhanh sẽ có nhiều thời gian chăm sóc bé yêu, bắt nhịp nhanh với công việc thường ngày. Mẹ nên ngưng sữa bầu sau khi bé được mấy tháng tuổi.

Sau sinh nên bổ sung sữa

3. Mẹ mang thai nên uống sữa bầu như thế nào là đúng cách

Uống sữa bầu đúng cách vô cùng quan trọng, đứng thứ 2 sau chất lượng sữa, quyết định đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hiệu quả của dưỡng chất lên cơ thể mẹ và sự phát triển của bé. Vậy mẹ bầu uống sữa như thế nào được xem là khoa học, mẹ bầu nên áp dụng những cách dưới đây

3.1. Mẹ cần pha sữa bầu đúng cách

Mẹ cần pha sữa bầu đúng cách

Trong mỗi hộp sữa sẽ có kèm theo công thức pha và thời gian sử dụng cụ thể. Mẹ bầu nên thực hiện theo để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tránh việc pha sữa quá loãng hoặc quá đặc khiến chất lượng dinh dưỡng trong cốc sữa bầu bị thay đổi, dẫn đến hiệu quả không đạt như mong đợi. Đặc biệt, khi pha sữa mẹ nên chú ý không dùng nước quá nóng cũng không quá nguội bởi nếu nước quá nguội, dẫn đến sữa bị sống, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ

3.2. Liều lượng sữa được khuyến cáo mỗi ngày

Theo các chuyên gia, mẹ nên uống đều đặn 2 ly sữa bầu mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Đối với các mẹ ốm nghén nắng, việc bổ sung 2 ly sữa có thể gặp đôi chút khó khăn. Đừng lo lắng quá, mẹ hãy để cho vị giác của mình làm quen dẫn với sữa bằng việc uống nhấp môi từng ngụm nhỏ rồi tăng dần đều lên, hay có thể pha sữa loãng hơn một chút rồi tăng dần độ đậm đặc. Mẹ sẽ dễ dàng xử lý nhanh gọn 2 ly mỗi ngày.

3.3. Thời gian uống sữa bầu tốt nhất

Thời gian nên uống sữa bầu

Mẹ bầu không cần nhất thiết phải có thời gian uống cố định trong ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dưỡng chất được hấp thụ một cách tối đa. Mẹ bầu nên uống sữa sau khi ăn sáng từ 1 đến 2 tiếng để hệ tiêu hóa có thời gian thư giãn tránh bị đầy hơi, khó tiêu và bổ sung ly thứ 2 trước khi đi ngủ 2 tiếng sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Mẹ không nên uống sữa trước bữa ăn sẽ khiến no, nạp thêm lượng thức ăn vào cơ thể sẽ khó khăn hơn.

3.4. Tâm trạng mẹ khi uống sữa bầu

Khi uống sữa bầu, mẹ nên để tinh thần thoải mái nhất, không nên có tâm lý phải uống hết hay lo lắng. Mẹ hãy để mình tận hưởng ly sữa trọn vẹn và nhẹ nhàng nhất, có thể kết hợp với một giai điệu từ bản nhạc nhẹ nhàng.

3.5. Uống kèm sữa bầu với đồ ăn yêu thích

Tâm trạng thoải mái khi uống sữa

Việc kết hợp sữa bầu với một đồ ăn nhẹ hay trái cây mẹ yêu thích cũng là một gợi ý hay. Như vậy sẽ giúp mẹ không bị ngấy, tăng khẩu vị và uống sữa dễ dàng hơn nhiều đó.

4. Lưu ý để lựa chọn sữa bầu phù hợp nhất cho mẹ bầu

Để lựa chọn được dòng sữa bầu phù hợp, nhiều mẹ bầu phải mất khá nhiều thời gian bởi đây không phải công việc dễ dàng, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu. Việc lựa chọn sữa phù hợp sẽ khiến các mẹ không phải đắn đo việc nên thay sữa loại nào, không phải đổi sữa bầu giữa chừng.

Dưới đây là những mẹo lựa chọn sữa bầu được nhiều mẹ có kinh nghiệm áp dụng và thành công.

4.1. Chọn sữa bầu theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa

Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa bầu là điều các mẹ cần quan tâm nhất bởi các bữa ăn hàng ngày có thể chưa đáp ứng được đầy đủ các loại vi chất đảm bảo cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, đây là yếu tố quyết định đến việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé như axit folic, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin… mẹ bầu dễ thiếu hụt. Hàm lượng này được tính toán theo tỉ lệ hợp lý nên các mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để biết hàm lượng cơ thể đang cần. Hiện nay, một số sữa bầu có hàm lượng đường khá cao có thể khiến mẹ gia tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, nếu lượng chất béo quá mức sẽ khiến mẹ dễ ngán, tăng cân quá mức kiểm soát, mà dinh dưỡng này bé lại chưa chắc hấp thụ được. Khi chọn sữa bầu, mẹ nên chọn sữa giàu sắt, folate, omega – 3, omega – 6, DHA, ARA để tốt cho mẹ và phát triển của thai nhi trong bụng.

4.2. Chọn sữa bầu theo hương vị mẹ yêu thích

Lưu ý khi chọn sữa bầu

Hiện nay, thấu hiểu tâm lý của nhiều bà bầu bị cơn ốm nghén hành hạ, các nhà sản xuất đã cho ra nhiều hương vị sữa bên cạnh vị sữa truyền thống. Các mẹ bầu có thể thỏa thích lựa chọn dòng sữa có hương vị mình yêu thích để không gây khó uống. Một số vị mới có thể kể đến như vani, trà xanh, trà sữa, dâu tây, socola, cam… Mẹ bầu hãy lựa chọn loại sữa có hương vị mà mình yêu thích, tránh trường hợp phải có bắt bản thân phải thích nghi với một loại sữa mà không phù hợp.

4.3. Chọn sữa theo nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ và bé

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên khám thai định kỳ để biết được sự phát triển của bé yêu trọng bụng từng ngày, từng giờ. Lúc này, các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các chỉ số để biết tốc độ tăng trưởng của bé yêu bình thường hay đang chậm hơn so với tiêu chuẩn, có đang gặp vấn đề bất thường không. Giải pháp đó là, mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất mà cơ thể mẹ và bé đang bị thiết hụt để cải thiện kịp thời. Mẹ cũng nên tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên chưa đủ thì sữa giàu dưỡng chất sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho mẹ và bé.

Chọn sữa theo nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ và bé

4.4. Chọn sữa tại thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sữa khác nhau. Bên cạnh những loại sữa chất lượng, uy tín thì có không ít những loại sữa bầu trôi nổi, giả, nhái theo những sản phẩm nổi tiếng được nhiều người tin dùng để đánh lừa người tiêu dùng. Mẹ bầu có thể tham khảo những người đã có kinh nghiệm đi trước, và đặc biệt không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chưa đạt chuẩn và cấp phép lưu hành để bảo vệ sức khỏe của chính mình và bé.

Pregnant Mother Formula -  Dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh

Pregnant Mother Formula

Pregnant Mother Formula là dòng sữa bầu được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Có 4 lý do chính khiến Pregnant Mother Formula được nhiều mẹ lựa chọn! 

Thứ nhất: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé và hỗ trợ sức khỏe cho mẹ

Trong thành phần sản phẩm có bổ sung đến 16 loại vitamin và khoáng chất cần thiết như: Axit Docosahexaenoic (DHA), Chất xơ (FOS), Sắt Sulphate, Zinc Sulphate, Magie Clorua,, L-ascorbic Acid, vitamin A, D, E, K, B1, B2, B6, B12... Những thành phần này đều được bổ sung theo đúng quy định của WHO để thai nhi phát triển toàn diện từ hệ cơ xương, hệ thần kinh, đến hệ bài tiết và hệ tiêu hóa ngay từ trong bụng mẹ!

Thành phần sữa Pregnant Mother Formula

Thứ hai: Điểm nổi bật thứ hai của sữa bầu Pregnant Mother Formula là không gây cảm giác béo ngậy khi uống. Bởi vì, lượng đường trong một ly sữa chỉ 13,6 g, tương đương 4,8 g/ 100ml (thấp hơn sữa tươi có đường và sữa chua). Do đó, bạn có thể yên tâm uống nhiều mà không lo sợ tăng cân, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ,…

Thứ ba: Giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt, hạn chế tình trạng táo bón nhờ bổ sung chất xơ FOS tự nhiên có trong sữa.

Thứ tư: Pregnant Mother Formula là sản phẩm tiêu biểu của Royal Ausnz, thương hiệu sữa thuộc công ty GOTOP - Công ty sản xuất sữa bột có bề dày 160 năm, với 100% sở hữu bởi người Úc và là thành viên của hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA. Hiện nay, ngoài mạng lưới phân phối và bán hàng trong nước, GOTOP và đặc biệt là Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ đã được bán rộng rãi tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, kể cả các thị trường "khó tính" như Mỹ và thị trường Châu Âu.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Pregnant Mother Formula TẠI ĐÂY và cân nhắc lựa chọn sữa bầu phù hợp nhất với nhu cầu của mình nhé!

5. Một số trường hợp không nên sử dụng sữa bầu

Sử dụng sữa bầu là việc vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa từng mẹ khác nhau nên không phải ai cũng nên dùng sữa bầu. Một số trường hợp dưới đây được khuyên không nên dùng sữa bầu.

Không nên dùng sữa bầu khi nào

Đối với những mẹ bầu ăn uống và hấp thụ tốt, không gặp vấn đề về thai nghén thì không nhất thiết phải bổ sung sữa bầu trong giai đoạn mang thai của mình. Bởi nếu mẹ bầu đang bị thừa dinh dưỡng, em bé sau sinh sẽ có nguy cơ bị béo phì khá cao. Các mẹ có thể thay thế bằng việc bổ sung nhiều thực phẩm từ rau xanh, trái cây, thịt nạc, và cắt giảm tinh bột, sử dụng sữa không đường tách béo thay cho sữa bầu như vậy thai nhi đã phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu nhiều nguy cơ.

Việc bổ sung sữa bầu sẽ khiến mẹ bị dư thừa dinh dưỡng, thai nhi không những không hấp thụ mà còn dễ bị chậm phát triển. Hơn nữa, nếu mẹ bầu dư cân, béo phì có thể dẫn đến mắc chứng tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,…

Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Mẹ khi mang thai nên uống sữa bầu khi nào là tốt nhất?” và một số vẫn đề xoay quanh. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho bé bằng việc bổ sung sữa bầu đúng cách và đừng quên duy trì lối sống lành mạnh các mẹ nhé.