Nội Dung

 1. Trẻ bị ho, sổ mũi do đâu

 2. Trẻ bị ho, sổ mũi nên ăn cháo gì là tốt nhất?

 2.1. Cháo hành tây

 2.2. Cháo tía tô

 2.3. Cháo tỏi

 2.4. Cháo gừng

 2.5. Cháo bí đỏ

 3. Một số cách trị ho, sổ mũi khác cho trẻ các mẹ có thể tham khảo

 3.1. Trị ho, sổ mũi bằng lá húng tây

 3.2. Củ cải trắng và gừng tươi

 3.3. Nước tỏi hấp trị ho, sổ mũi

 3.4. Trị ho, sổ mũi bằng củ nén

1. Trẻ bị ho, sổ mũi do đâu

Ho, sổ mũi là 2 triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị cảm lạnh

Ho, sổ mũi là 2 triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị cảm lạnh. Cảm lạnh là nhiễm trùng ở mũi và họng (nhiễm trùng đường hô hấp trên) nguyên nhân có thể do một trong hơn 100 loại virus gây ra và loại phổ biến nhất là Rhinoviruses.

Virus cảm lạnh xâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ bằng cách:

- Không khí: Khi người bệnh khác ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì người đó có thể trực tiếp truyền virus cho trẻ.

- Tiếp xúc trực tiếp: Người bị cảm lạnh chạm vào tay em bé có thể truyền virus cảm sang bé. Khi tay bé chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

- Bề mặt bị nhiễm bẩn: Một số virus sống trên bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Bé có thể bị nhiễm virus khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi, các đồ vật trong nhà...

Các yếu tố nguy cơ gây cảm lạnh

- Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cảm lạnh cao vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém với hầu hết các loại virus có trong môi trường.

- Tiếp xúc với những trẻ khác: Việc tiếp xúc với các bạn nhỏ khác tại nhà trẻ, khu vui chơi... cũng khiến nguy cơ bé bị cảm lạnh. 

- Thời gian trong năm: Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị cảm lạnh từ mùa thu đến cuối mùa xuân.

2. Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn cháo gì là tốt nhất?

2.1. Cháo hành tây

Cháo hành tây

Theo nhiều nghiên cứu, hành tây có chứa nhiều phytoncide, có tác dụng tương tự như allicin. Tức là nó có tính kháng khuẩn mạnh, do đó hiệu quả tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.Coli và Salmonella rất cao.

Vì vậy, từ lâu người phương Tây đã dùng hành tây làm vị thuốc chữa bệnh ho. Trong đó Mỹ là quốc gia đã dùng hành tây để điều trị cảm cúm và cảm lạnh trong nhiều thế kỷ. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công nhận hành tây giúp chữa bệnh ho, giảm tắc nghẽn, giảm viêm phế quản và viêm đường hô hấp hiệu quả.

Còn theo Đông y, hành tây tính nóng, có tác dụng sát khuẩn và chống nhiễm khuẩn, trị ho, hỗ trợ tiêu hoá, trị giun. Ngoài ra, hành tây còn được dùng ngoài để làm dịu và tan sưng, sát khuẩn, chống đau, xua muỗi…

Ăn hành tây không chỉ giúp giảm béo, ổn định cholesterol, chữa được viêm tai, mà còn giảm được các cơn đau ở ngực, chữa ho, cảm… hiệu quả.

Nguyên liệu: 1/2 củ hành tây, 1/2 bát gạo nhỏ

Cách nấu:

- Gạo vo sạch sau đó đổ một lượng nước vừa đủ để nấu cháo không cần cho gia vị.

- Hành tây bóc vỏ và rửa sạch sau đó băm nhỏ.

- Khi cháo đang sôi, thả hành tây đã băm vào và khuấy  đề khoảng 5 phút cho hành chín hết mùi hăng rồi tắt bếp.

Nên cho bé ăn khi còn nóng ấm, mỗi lần ăn một chén nhỏ (ngày 2-3 chén) sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

2.2. Cháo tía tô

Cháo tía tô

Tía tô là loại rau gia vị thuộc họ Hoa môi (danh pháp khoa học Lamiaceae). Tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm, thường được dùng để ăn kèm với một số thực phẩm có tính lạnh hoặc dùng để nấu canh, xào hoặc chế biến thành trà.

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tác dụng tán phong hàn, hóa đờm, lý khí, phát biểu (làm ra mồ hôi) và an thai. Vì vậy dược liệu này thường được dùng để chữa ho, kích thích tiêu hóa và cải thiện chứng cảm mạo ở phụ nữ mang thai, người trưởng thành và cả trẻ nhỏ.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu hiện đại, nước sắc từ lá tía tô còn có tác dụng kích thích ra mồ hôi, giải cảm và giảm sốt. Bên cạnh đó hoạt chất trong tía tô còn có khả năng chống co thắt cơ trơn và giảm dịch tiết của phế quản, từ đó làm giảm đờm, cải thiện chứng ho và thở khò khè.

Tinh dầu và mùi thơm đặc trưng của thảo dược này còn có thể giảm buồn nôn, cải thiện chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng giúp giảm chứng chán ăn và chậm lớn ở trẻ.

Nguyên liệu: 15 đến 20 lá tía tô, một nắm gạo.

Cách nấu:

- Rửa sạch lá tía tô, sau đó cho vào nồi đổ một lượng nước vừa phải vào sắc.

- Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì chắt lấy nước rồi dùng nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc. Ngày cho bé ăn 1 bát, chia ra làm 2 lần sáng và tối.

2.3. Cháo tỏi

Cháo tỏi

Tỏi xuất hiện trong các căn bếp Việt như một thứ gia vị cổ truyền, làm tăng sự hấp dẫn và hương vị của các món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh ho hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Theo đó, trong tỏi có vị cay nồng, tính ấm giúp đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, giúp thân nhiệt tăng nên được sử dụng để chữa bệnh cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm phế quản,… Cụ thể như sau:

- Hoạt chất Allicin: Tương tự như một kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giảm ho, sổ mũi đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. 

- Diallyl Sulfide: Cũng được biết đến với tác dụng tương đương như một loại kháng sinh. Diallyl Sulfide giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính và đẩy lùi tác nhân gây bệnh tim mạch.

- Ajoene: Có đặc tính chống oxy hóa cao tạo thành hàng rào bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây ho, sổ mũi bảo vệ cơ thể trẻ tốt hơn.

Nguyên liệu: Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Cách nấu:

- Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín.

- Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo.

- Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được.

Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.

2.4. Cháo gừng

Cháo gừng

Theo y học cổ truyền, gừng tươi (sinh khương) có tác dụng làm ấm phế quản, hạ sốt, chống buồn nôn, sổ mũi, cũng như giảm ho. Bởi vậy gừng thường được người dân sử dụng để chữa bệnh ho do cảm lạnh, cảm cúm cũng như các bệnh lý hô hấp khác.

Thành phần quan trọng nhất trong thảo dược này là Gingerol - có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt hoạt chất này có khả năng chống lại virus RSV (Respiratory syncytial virus) hay còn gọi vi rút hợp bào hô hấp. Mẫu vi rút này là nguyên do dẫn tới chứng cảm lạnh, cảm cúm và một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Nguyên liệu: 1 củ gừng, 5 cây hành lá, 1 thìa giấm gạo, 1 nắm gạo vừa

Cách nấu:

- Rửa sạch gừng và hành lá, sau đó thái gừng thành sợi nhỏ, hành lá thái nhỏ.

- Vo sạch gạo và đổ nước vào nấu thành cháo đến khi cháo sôi cho gừng, hành và giấm vào đun trong 10 phút ngắt bếp là ăn được.

2.5. Cháo bí đỏ

Cháo bí đỏ

Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp giảm cảm, còn vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch trở nên khỏe mạnh.

Với hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể của bé sẽ chống lại được các vi khuẩn, vi rút có hại cho cơ thể.

Nguyên liệu: Bí đỏ, 500g táo đỏ, 200g đường đỏ

Cách nấu:

- Bí đỏ và táo đỏ gọt vỏ rửa sạch.

- Băm các nguyên liệu nhỏ rồi cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ hòa cùng 200g đường đỏ nấu thành cháo.

- Nấu đến khi bí đỏ chín nhừ thành cháo sệt.

Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn nóng, 1 ngày/1 bát.

>>> Xem thêm: [BẬT MÍ] 10 CÁCH TRỊ HO SỔ MŨI CHO TRẺ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

3. Một số cách trị ho, sổ mũi khác cho trẻ các mẹ có thể tham khảo

Ngoài việc cho con ăn cháo thì các cha mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp khác, cụ thể:

3.1. Trị ho, sổ mũi bằng lá húng tây

Lá húng tây có tác dụng loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi bé bị ho. Đây là loại thảo dược được cho là giúp kiểm soát ho rất tốt.

Thực hiện:

- Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi khoảng 10 phút.

- Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào.

- Lấy nước trà này đưa cho bé uống, vị ngọt ngọt của mật ong sẽ khiến cho bé dễ uống hơn.

3.2. Củ cải trắng và gừng tươi

Củ cải trắng và gừng là một phương pháp chữa bệnh ho và viêm họng khá hiệu quả. Bài thuốc này có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thực hiện:

- Sử dụng củ cải trắng kết hợp cùng với gừng tươi rửa sạch và xay nhuyễn.

- Trộn hỗn hợp này cùng với một chút nước lọc và một chút mật ong cho vào bát sứ rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút.

- Lọc lấy nước và cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống từ 2 - 3 thìa cà phê. Cho bé uống khi còn ấm điều trị ho, họng bị đau, ho khan, có đờm rất hiệu quả.

3.3. Nước tỏi hấp trị ho, sổ mũi

Chữa ho bằng nước tỏi hấp là một trong những biện pháp cải thiện tại nhà được áp dụng khá phổ biến.

- Lấy khoảng 2 đến 3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát.

- Sau đó thêm một nửa bát nước cùng 1 viên đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.

- Không cần phải cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày uống 2 - 3 lần, vừa tốt cho dạ dày, vừa trị được ho, cảm lạnh, viêm họng.

3.4. Trị ho sổ mũi bằng củ nén

Củ nén là một nguyên liệu mẹ có thể dễ dàng tìm thấy tại các chợ, siêu thị . Bài thuốc trị ho cho trẻ bằng củ nén vô cùng đơn giản.

- Chuẩn bị 15 củ nén, mật ong hoặc đường phèn.

- Bóc vỏ, làm sạch củ nén rồi cắt đôi, không nên đập dập bởi sẽ gây nên mùi hăng khiến bé khó chịu.

- Sau đó mẹ cho khoảng 2 thìa mật ong hoặc vài viên đường phèn nhỏ vào bát đựng củ nén rồi cho vào nồi đun cách thủy khoảng 15 phút.

- Sau khi hoàn thành,  cho trẻ dùng phần nước này 3 - 4 lần/ ngày, mỗi lần chỉ nên dùng từ 3 - 5 ml. Duy trì cho bé sử dụng khoảng 1 tuần thì bé sẽ tiêu đờm, hết ho một cách nhanh chóng.

Ngoài ra còn có rất nhiều cách trị ho khác như: chữa ho bằng quất, bằng chanh, rau diếp cá hay lá hẹ….

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng nhiều cách trị ho nhưng bé vẫn bị ho thì mẹ cần phải cho bé sử dụng thuốc mới chữa dứt điểm được. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa thể đáp ứng được sự can thiệp của thuốc nên việc sử dụng thuốc trị ho cho trẻ cần được tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Không những vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường gây ra các tác dụng phụ như làm nóng gan, sử dụng lâu ngày dẫn đến nhờn thuốc nên các bố mẹ thường được khuyên sử dụng các các loại sữa công thức có thành phần giúp tăng sức đề kháng.

Lactoferrin Formula Milk Powder – Sữa tăng sức đề kháng cho bé

Lactoferrin Formula Milk Powder – Sữa tăng sức đề kháng cho bé

Royal Ausnz Lactoferrin Formula Milk Powder là sản phẩm hàng đầu giúp tăng cường đề kháng nhanh, tăng miễn dịch vượt trội cho cơ thể được các chuyên gia gia khuyên dùng.

Nhờ “công thức miễn dịch vàng” gồm: Lactoferrin + Sữa non (IgG) + Axit Sialic giúp nhân 3 hiệu quả tác động, tạo nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, giúp trẻ chống lại được các nhân tố gây bệnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp trẻ tăng hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng, từ đó đảm bảo cân nặng, tăng chiều cao, cũng như sự phát triển tối ưu về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Lactoferrin Formula Milk Powder là sản phẩm của Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ - Thương hiệu sữa thuộc công ty GOTOP có bề dày 160 năm kinh nghiệm, với 100% sở hữu bởi người Úc và là thành viên của hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA.

Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ đã đạt đến hơn 60 giải thưởng trong các cuộc thi bình chọn về chất lượng Sữa tại Úc. Royal AUSNZ chính là thương hiệu đầu tiên và duy nhất Australia đã nhiều lần giành giải thưởng trong các cuộc thi về sữa của Hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA. Trong đó, 3 năm liền đạt giải bạc (2014 - 2016), 3 năm liên tiếp đạt giải vàng (2017- 2019).