Nội dung

I. Acid folic là gì?

II. Lý do phải bổ sung acid folic cho bà bầu

III. Acid folic cho bà bầu uống khi nào tốt?

IV. Bổ sung acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

V. Những cách bổ sung acid folic cho bà bầu

   5.1 Bổ sung acid folic qua thực phẩm

   5.2 Bổ sung acid folic qua viên uống

VI. Một số lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu

I. Acid folic là gì?

Acid folic là một loại vitamin nhóm B. Đây là vi chất cần thiết góp phần tạo nên hồng cầu và ảnh hưởng đến sự tổng hợp của DNA, RNA trong cơ thể. Loại vitamin này cũng có liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào. Vì thế, acid folic được xếp vào top 13 loại vitamin cần thiết mà cơ thể cần được cung cấp đủ mỗi ngày.

Trong thai kỳ, acid folic đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ tạo tế bào máu, hình thành và phát triển hệ thần kinh bao gồm não bộ và tủy sống của thai nhi. Thiếu acid folic khi mang thai sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu megaloblastic anemia, tăng nguy cơ hình thành những khiếm khuyết ở ống tủy sống thai nhi, điển hình là tật nứt đốt sống cổ vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, các chuyên gia Sản Khoa khuyến cáo bà bầu nên bổ sung acid folic từ trước khi mang thai cho đến những tháng tiếp theo của thai kỳ để đảm bảo thai nhi có đủ điều kiện để phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh.

acid folic là gì

II. Lý do phải bổ sung acid folic cho bà bầu

Dưới đây là những lý do cần phải bổ sung acid folic cho bà bầu, giúp cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh:

  • Phòng ngừa dị tật ống thần kinh: Acid folic có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho thai nhi như: tật khuyết tủy sống và khuyết tật não bẩm sinh. Việc bổ sung đầy đủ acid folic cho mẹ bầu trước và trong những giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc phải các dị tật này.

  • Hỗ trợ phát triển não bộ và cột sống: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thần kinh và phát triển cột sống của thai nhi. Điều này, đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của não bộ và hệ thần kinh trung ương.

  • Giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng khi sinh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ cung cấp acid folic đầy đủ cho cơ thể sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sinh các bé có cân nặng thấp hơn. Ngoài ra, acid folic còn củng cố sự phát triển của nhau thai. Từ đó, hỗ trợ sức khỏe tổng thể của thai nhi.

  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ và bé: Acid folic cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé, giúp mẹ và bé có khả năng đối phó với các nguy cơ nhiễm trùng, bệnh tật trong suốt thai kỳ một cách tốt hơn.

  • Hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu: Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu máu tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi. Acid folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Lý do bà bầu phải bổ sung acid folic

III. Acid folic cho bà bầu uống khi nào tốt?

Các dị tật thai nhi bẩm sinh thường xảy ra từ tuần thứ 3 – thứ 4 của thai kỳ. Vì thế, ngay từ khi có ý định mang thai, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn bổ sung acid folic đúng cách.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, phụ nữ nên bắt đầu bổ sung acid folic mỗi ngày, ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục duy trì mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Nếu chưa bổ sung acid folic trước khi mang thai, cần bắt đầu bổ sung càng sớm càng tốt ngay khi xác định có thai.

Ngoài ra, CDC cũng khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung sớm loại vitamin này mỗi ngày. Lý do bởi lượng dự trữ sắt ở phụ nữ thường thấp vì mất máu trong các kỳ kinh nguyệt hàng tháng, khiến cơ thể dễ bị thiếu hụt acid folic hơn so với nam giới, dẫn đến thường xuyên chóng mặt và mệt mỏi.

Acid folic cho bà bầu uống khi nào tốt

IV. Bổ sung acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Liều lượng khuyến cáo bổ sung acid folic cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400mcg/ngày. Nếu mẹ bầu uống vitamin tổng hợp mỗi ngày thì hãy kiểm tra xem hàm lượng acid folic có trong loại vitamin tổng hợp đó có đủ lượng khuyến nghị không.

Nếu vì một lý do nào đó, mẹ bầu không thể uống được vitamin tổng hợp thì có thể bổ sung viên uống chứa acid folic. Thời điểm thích hợp nhất để uống acid folic là giữa các bữa ăn.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, hàm lượng acid folic bổ sung hằng ngày sẽ có sự thay đổi. Dưới đây là lượng acid folic được khuyến nghị mỗi ngày khi mang thai:

  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai: 400mcg/ngày.

  • Phụ nữ đang mang thai: 600mcg/ngày.

  • Phụ nữ đang cho con bú: 500mcg/ngày.

Trường hợp phụ nữ từng sinh con bị dị tật ống thần kinh thì cần liều lượng acid folic cao hơn trong những tháng trước khi mang thai tiếp theo và trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về liều lượng acid folic phù hợp.

Ngoài ra, những chị em thuộc các trường hợp sau thì cũng nên bổ sung liều acid folic cao hơn:

  • Người bị bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo.

  • Người mắc bệnh gan.

  • Người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

  • Người có thói quen uống nhiều đồ uống có cồn.

  • Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh, đái tháo đường tuýp 2, bệnh lupus, bệnh vảy nến, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, viêm ruột.

Bổ sung acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ

V. Những cách bổ sung acid folic cho bà bầu

Bà bầu có thể bổ sung acid folic theo 2 cách chính sau:

5.1 Bổ sung acid folic qua thực phẩm

  • Rau lá màu xanh đậm: Những loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xanh, diếp cá, bắp cải xanh,…đều là những thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu. Cụ thể trong 30g cải bó xôi sẽ cung cấp 58.2mcg folate (folate là nhóm chất dưới dạng vitamin B9, bao gồm cả acid folic), tương đương với 9.7% nhu cầu acid folic cho mẹ bầu.

  • Trái cây họ quýt: Các loại trái cây họ quýt như cam, bưởi, chanh, quýt đều chứa hàm lượng acid folic dồi dào cho mẹ bầu. Trong 100g chứa 55mcg folate, chiếm khoảng 9.2% nhu cầu acid folic cần bổ sung cho mẹ bầu mỗi ngày. Ngoài ra, các loại quả này còn rất giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật cho mẹ bầu.

  • Các loại đậu: Một số loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu que,…đều chứa nhiều folate tự nhiên. Bên cạnh đó, các loại đậu này còn chứa nhiều protein, chất xơ và các vi chất quan trọng giúp mẹ bầu và thai nhi có sức khỏe ổn định.

  • Ngũ cốc: Đây là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để đảm bảo nhu cầu acid folic cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mỗi loại ngũ cốc sẽ có hàm lượng acid folic khác nhau, mẹ bầu nên cân nhắc để bổ sung tốt nhất.

  • Các sản phẩm từ lúa mì: Mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm từ lúa mì như: bánh mì, mì ống, bánh quy giòn,…để làm thức ăn nhẹ vào giữa các buổi vừa giúp bổ sung chất xơ vừa cung cấp hàm lượng acid folic cho mẹ bầu. Đặc biệt, lượng chất xơ từ các sản phẩm này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giữ được lượng đường ổn định trong máu, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.

  • Trứng gà: Trứng gà rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh, giúp thai phụ bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Không những vậy, trong 1 quả trứng còn chứa khoảng 22 mcg folate, đáp ứng 6% nhu cầu acid folic hàng ngày.

  • Quả bơ: Ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn thì quả bơ cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ bầu, bao gồm cả folate. Trong ½ quả bơ có chứa đến 82mcg folate, đáp ứng 21% nhu cầu acid folic hàng ngày.

  • Chuối chín: Chuối không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn chứa nhiều acid folic. Thông thường, 1 quả chuối có thể cung cấp 23.6 mcg folate. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều dưỡng chất như: kali, mangan, vitamin B6,…

  • Củ cải trắng: Trong 100g củ cải trắng chứa đến 150mcg folate. Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp hạ huyết áp nên rất tốt cho mẹ bầu bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu hãy thường xuyên ăn củ cải trắng trong thai kỳ để giúp thai nhi phát triển tốt hơn nhé!

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trong 100ml sữa bò tươi có chứa khoảng 55mcg folate cùng hàm lượng canxi, vitamin A, B, D, protein và chất béo,…dồi dào. Bên cạnh đó, các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, bơ,…cũng chứa hàm lượng folate rất cao.

Bổ sung acid folic cho bà bầu qua thực phẩm

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại sữa bầu có chứa hàm lượng acid folic cao thì có thể tham khảo sữa bầu Hoàng Gia Úc Pregnant Mother Formula. Sản phẩm chứa hàm lượng acid folic cực cao giúp phát triển hệ thần kinh, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đồng thời, giúp mẹ bầu phòng tránh nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

Sữa Hoàng Gia Úc Pregnant Mother Formula

5.2 Bổ sung acid folic qua viên uống

Acid folic trong các loại thực phẩm rất dễ bị hao hụt khi chế biến. Vì thế, để đảm bảo cung cấp đầy đủ hàm lượng acid folic cho bà bầu, bạn có thể bổ sung thêm loại vitamin này dưới dạng viên uống.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vitamin tổng hợp cho bà bầu có chứa acid folic. Mẹ bầu có thể dễ dàng tìm mua được tại các nhà thuốc uy tín. Tuy nhiên, trước khi chọn mua, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cơ thể cần.

Cách bổ sung acid folic cho bà bầu

VI. Một số lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi bổ sung acid folic cho bà bầu, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu acid folic một cách hợp lý, không nên lạm dụng quá nhiều.

  • Không dùng thuốc bổ sung acid folic với liều lớn và trong một thời gian dài, khi uống phải uống với nhiều nước.

  • Không dùng chung acid folic với thuốc kháng axit trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng và kháng sinh nhóm tetracyclin.

  • Nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và xác định tình trạng thiếu axit folic và sắt để sử dụng thuốc chính xác.

Trên đây là hướng dẫn bổ sung acid folic cho bà bầu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu bổ sung acid folic đúng cách. Từ đó, mang lại hiệu quả tốt nhất.