Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, các nhà sản xuất sữa phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó, công nghệ sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định tới chất lượng của sản phẩm.

Bởi lẽ, mỗi công nghệ sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dinh dưỡng mà sữa công thức đem lại. Nếu các hãng sản xuất lựa chọn loại công nghệ lỗi thời, không tối ưu được hàm lượng dưỡng chất trong từng hạt sữa, hoặc sử dụng thiết bị máy móc cũ kĩ, không cải tiến, thì không thể đảm bảo được chất lượng của từng lon sữa khi đến tay người tiêu dùng.

1. Các công nghệ sản xuất sữa hiện nay

Hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất sữa đều sử dụng một trong hai công nghệ là Trộn khô và Trộn ướt.

- Công nghệ trộn khô

Các công ty sản xuất ứng dụng công nghệ này đều phải nhập khẩu nguyên liệu bột sữa có sẵn, rồi đem trộn trực tiếp với các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ công thức của hãng sữa mình để tạo thành phẩm. Phương thức sản xuất này được nhiều công ty lựa chọn nhờ giảm được chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ trộn khô là tỉ lệ các chất dinh dưỡng không được phân bổ đồng đều, gây ra tình trạng thiếu chất này và thừa chất kia. Nếu quan sát kĩ bột sữa có trong hộp, bạn sẽ nhận ra kích cỡ hạt sữa không đồng đều, có hạt to lẫn hạt nhỏ, đó là vì các chất dinh dưỡng không được phân bố theo tỉ lệ đồng đều trong từng muỗng sữa.

Nguồn: WetBlend

- Công nghệ trộn ướt

Khác biệt so với trộn khô, đối với trộn ướt, các công ty có thể lựa chọn một trong hai nguồn nguyên liệu Bột Sữa hoặc Sữa Tươi.

Nhìn chung, để tạo ra sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ trộn ướt, nhà sản xuất sẽ thực hiện phối trộn các chất dinh dưỡng với sữa ở dạng lỏng. Sau đó thực hiện các phương pháp sấy khác nhau như: sấy trục, sấy thăng hoa, sấy phun để sữa thay đổi thể trạng từ lỏng sang bột. Đặc biệt, sấy thăng hoa được nhiều nhà sản xuất lựa chọn vì tiết kiệm được thời gian tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt, từ đó bảo toàn nguyên vẹn các giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên từ nguyên liệu. Sau khi hoàn thiện công đoạn sấy bằng các hệ thống hiện đại, các sản phẩm sẽ được đồng nhất về chất lượng, kích thước rồi đóng gói và hoàn thiện sản phẩm.

Ưu điểm của công nghệ này là được thực hiện và sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại. Hơn nữa, khi sản xuất sữa công thức bằng công nghệ trộn ướt bột sữa sẽ có độ tơi xốp và hương vị thơm đặc trưng.

Công nghệ trộn ướt được chia làm hai loại là công nghệ trộn ướt 2 lần sấy và công nghệ trộn ướt 1 lần sấy khép kín. Công nghệ trộn ướt 2 lần sấy sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là Bột Sữa. Và công nghệ trộn ướt 1 lần sấy khép kinh sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là Sữa Tươi. Để phân biệt hai công nghệ và hai nguồn nguyên liệu này, các mẹ có thể tìm hiểu thông tin dưới đây:

2. Sự khác nhau giữa trộn ướt 2 lần sấy và trộn ướt 1 lần sấy khép kín

- Công nghệ trộn ướt 2 lần sấy:

Với công nghệ này, nhà sản xuất sẽ nhập khẩu nguồn nguyên liệu là sữa bò tươi đã qua một lần sấy hay còn được gọi là Bột Sữa Nguyên Liệu. Sau đó đem hòa tan với nước để thành sữa nước (sữa hoàn nguyên). Tiếp theo, dùng sữa nước này trộn đều với các thành phần dinh dưỡng khác có trong công thức sản xuất của từng hãng, rồi đem sấy khô lần hai để tạo thành phẩm. Phương thức này giúp các chất dinh được phân bố đều trong từng muỗng sữa. Tuy nhiên, quá trình hoàn nguyên cùng 2 lần sấy lại dễ làm hao hụt và biến tính các giá trị dinh dưỡng tự nhiên ở trong sữa, như protein, vitamin và khoáng chất, chất béo bị oxy hóa,…

- Công nghệ trộn ướt 1 lần sấy khép kín:

Quy trình sản xuất sữa theo công nghệ trộn ướt 1 lần sấy khép kín là quy trình tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Toàn bộ công đoạn sản xuất sẽ được thực hiện chỉ trong 12-24 tiếng đồng hồ, từ giai đoạn vắt sữa đến khâu đóng gói, thành phẩm.

Ưu điểm nổi trội của công nghệ sản xuất sữa này là nguồn nguyên liệu đầu vào, hoàn toàn là sữa bò tươi chưa qua một lần sấy nào. Sau khi được thu hoạch từ trang trại, sữa bò tươi sạch sẽ ngay lập tức được phối trộn với các vi chất dinh dưỡng rồi đem đi sấy lạnh. Nhờ vậy, những hạt sữa bột sau khi sấy sẽ trở nên đồng nhất về dinh dưỡng, giúp bảo toàn được giá trị sinh học và chất lượng cao nhất của protein, các vitamin và khoáng chất. 

So với công nghệ trộn ướt 2 lần sấy thì công nghệ trộn ướt 1 lần sấy khép kín được đánh giá là hiện đại hơn. Vì công nghệ này sử dụng phương pháp sấy thăng hoa (sấy lạnh) ở nhiệt độ -30 độ C trong môi trường chân không để chắc chắn rằng các chất dinh dưỡng có trong sữa được giữ nguyên vẹn.  Ở công đoạn này, các tinh thể nước đá trong sữa sẽ thăng hoa mà không qua giai đoạn hóa lỏng, khoảng 90% độ ẩm trong sữa được lấy đi. Sau khi sấy thăng hoa, bột thành phẩm được chuyển qua giai đoạn làm khô thứ cấp để làm bay hơi ẩm còn sót lại, nhiệt độ điều chỉnh tăng dần (có thể > 0°C). Độ ẩm trong nguyên liệu còn khoảng 1~4%.

Cuối cùng, bột thành phẩm được chuyển trực tiếp đến dây chuyền đóng gói. Tại đây, bột được chuyển sang phễu nạp để đổ đầy lon, sau đó được xả bằng khí trơ, đường may, dán nhãn, mã hóa và đóng gói cho ra đời một lon sữa đảm bảo chất lượng và hương vị.

Để nhận biết được sự khác biệt, khách hàng có thể quan sát bột sữa mịn, kích thước từng hạt sữa bột hoàn toàn đồng đều. Bạn có thể nhìn thấy những hạt sữa bột này không hề khô mà có cảm giác ẩm, mát nhờ việc sữa được bảo toàn gần như 100% dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu tươi.

Với những thông tin trên đây, hi vọng cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong việc lựa chọn sữa công thức cho con mình. Các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu kĩ càng về sản phẩm, không chỉ là hàm lượng dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ mà hãy quan tâm thêm về công nghệ sản xuất và nguồn nguyên liệu của sản phẩm để có lựa chọn tốt nhất, chất lượng và phù hợp nhất với bé yêu nhé.