NỘI DUNG

1. Hệ miễn dịch là gì?

2. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được hình thành từ đâu?

3. Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ?

4. Mối liên hệ mật thiết giữa hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa

5. Mách cha mẹ biện pháp tăng hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

5.1. Cho trẻ bú sữa mẹ theo khuyến cáo của các chuyên gia

5.2. Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm theo quy định

5.3. Cho trẻ ngủ đủ giấc

5.4. Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh

6. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

6.1. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng qua bữa ăn

6.2. Dùng sữa công thức có thành phần tăng đề kháng

 

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch hay hệ thống miễn dịch, có thuật ngữ tiếng anh “Immune System”, hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan.Chúng là những mắt xích quan trọng, phối hợp nhịp nhàng với nhau để bảo vệ con ngườ khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh trọng cuộc sống hàng ngày.

Tế bào quan trọng đươc nhắc tới trong hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, làm nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm “những con mồi không mời mà đến” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

2. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được hình thành từ đâu?

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ là gì

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ miễn dịch của trẻ được hình thành từ hai nguồn chính:

2.1. Thụ hưởng kháng thể từ mẹ

Trẻ thụ hưởng miễn dịch từ khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ và được truyền một số kháng thể từ cơ thể mẹ thông qua nguồn sữa mẹ trong giai đoạn bé tiếp tục bú mẹ.

2.2. Do cơ thể trẻ tự tạo ra

Cơ thể trẻ có thể tự tạo ra sức đề kháng thông qua dinh dưỡng hàng ngày mà bé được tiếp nhận được.

Mẹ sau sinh từ tháng thứ 6 trở đi, nguồn dự trữ kháng thể của cơ thể mẹ thường sẽ giảm dần. Lúc này, cơ thể bé không thể mãi dựa vào kháng thể của mẹ truyền cho mà buộc phải tự thân tạo ra kháng thể. Chính vì vậy, dinh dưỡng giai đoạn này đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sức đề kháng và sức khỏe của trẻ.

3. Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ?

Hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp và phân bố rải rác ở khá nhiều vị trí trong cơ thể người như da, hệ tiêu hóa, tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách, họng, bộ phận sinh dục,… giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào với trẻ nhỏ

3.1. Bảo vệ cơ thể trẻ khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch được coi như lớp áo giáp hay hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể người nói chung và cơ thể trẻ nói riêng. Do đó, những tác nhân gây hại cho con người như vi khuẩn, virus,… sẽ được hệ miễn dịch tạo ra một rào cản để ngăn chặn khi chúng tấn công cơ thể trẻ.

Tuy nhiên, nếu có một khe hở não để các loại vi khuẩn này vượt khỏi hàng rào, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch lúc này sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia. Chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ, tăng cường không ngừng nghỉ để ngăn chặn, kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển. Nếu hệ miễn dịch hoạt động bình thường, chúng có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe từ thông thường như ốm, cảm lạnh cho đến một số bệnh ung thư.

3.2. Tạo kháng thể để chống lại bệnh cũ tái phát ở trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và điều nên biết

Trẻ nhỏ được sinh ra với mức đề kháng nhất định, nhưng chúng không dừng lại ở đó và cải thiện lên theo thời gian. Trong trường hợp trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm, ốm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết, ghi nhớ và tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và dần hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai khi gặp lại.

3.3. Tầm quan trọng của hệ miễn dịch đối với trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch của cơ thể vô cùng quan trọng nên khi chúng suy giảm, hoạt động không còn bình thường, các loại vi khuẩn, virus và độc tố sẽ nhân cơ hội tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh mà hệ miễn dịch lúc này đang bị vô hiệu tạm thời, bất lực.

4. Mối liên hệ mật thiết giữa hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa

Theo các chuyên gia, có tới 80% khả năng miễn dịch của trẻ nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, nếu đường ruột của trẻ có vấn đề, trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể” Nếu không sớm điều trị tận gốc vấn đề đường ruột, tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ trong thời gian dài. Vì vậy, đảm bảo cho trẻ một hệ tiêu hóa vững chắc sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời.

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ

Bởi có tới 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa nên sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa giúp cơ thể trẻ sản sinh ra các kháng thể chống bệnh tật, bên cạnh đó còn làm cho hệ tiêu hóa phát triển, hoàn thiện và hoạt động ngày càng trơn tru.

Nếu hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, kéo theo hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, sẽ dẫn đến khả năng trẻ bị mắc nhiều bệnh tật, chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

5. Mách cha mẹ biện pháp tăng hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

Hiện nay, có rất nhiều cách để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nhưng, chính bản thân trẻ cùng ba mẹ nỗ lực không ngừng để giúp cơ thể trẻ khỏe từ bên trong, sẽ tạo tiền đề vững trãi để trẻ tiếp tục hoàn thiện và phát triển toàn diện trong những năm tháng tiếp theo và cho đến khi trưởng thành. Điều này sẽ phải mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng vì con yêu, ba mẹ cùng khám phá và chinh phục nhé.

5.1. Cho trẻ bú sữa mẹ theo khuyến cáo của các chuyên gia

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

Bạn biết đấy, sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể mà sữa công thức, hay bất kì thực phẩm nào cũng không thể thay thế được. Đây là nguồn trực tiếp giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Các thành phần trong sữa mẹ vô cùng đặc biệt, giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng, táo bón,.. Hơn nữa, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển toàn diện từ trí não đến thể chất. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời và bú ngay sau sinh sẽ giúp trẻ lấy được nhiều kháng thể cần thiết có trong sữa mẹ.

5.2. Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm theo quy định

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%. Mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm và theo quy định Bô Y tế.

5.3. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ

Thiếu khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. Đối với trẻ sơ sinh, cần ngủ đủ 18 tiếng mỗi ngày, trẻ mới biết đi ngủ 12 đến 13 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 4 đến 5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Bởi ngủ không đủ giấc, hay thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Hơn nữa, trẻ thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus.

5.4. Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh

Cha mẹ hãy là tấm gương, và tập luyện cho trẻ thói quen tự giác ngay từ nhỏ như rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, vệ sinh sạch cơ thể sau khi đi chơi về. Những việc làm trên sẽ giúp trẻ hạn chế trẻ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, giúp hệ miễn dịch giảm bớt áp lực.

Mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, cũng như không cho trẻ ăn các thực phẩm kém vệ sinh, không rõ nguồn gốc.

6. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

6.1. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng qua bữa ăn

Tăng cường đề kháng cho trẻ qua bữa ăn

Mẹ nên bổ sung các loại rau, trái cây vào thực đơn của trẻ để cung cấp chất xơ, các loại vitamin như A, C và các chất chống oxy hóa. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy cơ thể sản sinh tế bào bạch cầu, kháng thể chống lại các virus gây bệnh. Mẹ có thể xay hoặc cắt nhỏ các loại rau quả để tập cho trẻ ăn như cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cam... 

Bên cạnh đó, bổ sung sữa chua giúp cân bằng hệ tiêu hoá, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt bởi chứa các lợi khuẩn là nhóm vi sinh vật có lợi với khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại, cần thiết cho khả năng miễn dịch khỏe mạnh. 

Ngoài ra, các loại hạt sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các loại hạt có thể kể đến như hạnh nhân, óc chó,… chứa nhiều thành phần giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Vitamin E, kẽm, acid béo omega 3 trong các loại hạt này là tất cả những chất cần thiết để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe.

6.2. Dùng sữa công thức có thành phần tăng đề kháng

Bổ sung sữa công thức có thành phần tăng đề kháng là một phương pháp tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ. Bởi sữa công thức vừa giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất theo đúng nhóm tuổi, vừa chứa kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hiện nay, rất nhiều ba mẹ đã tin và lựa chọn sữa hoàng gia Úc Royal Ausnz Lactoferrin Formula Milk Powder để trẻ sử dụng. Bởi đây là sản phẩm chuyên biệt giúp tăng cường đề kháng nhanh cho cơ thể nhờ bổ sung hàm lượng cao kháng thể Lactoferrin + sữa Non + Axit Sialic cùng các vitamin và khoáng chất.

Từ đó, tạo nên nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, giúp trẻ chống lại các nhân tố gây bệnh, làm tiền đề cho sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ, từ đó giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, phát triển tối ưu về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.