Nội dung

 I. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

 II. Nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai Kỳ của bà bầu 5 tháng

 III. Biến chứng khi mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

 IV. Bà bầu 5 tháng phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

 V. Sữa dành cho bà bầu 5 tháng bị tiểu đường thai kỳ

I. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu.

Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Nếu đi khám, mẹ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

- Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

II. NGUY CƠ MẮC PHẢI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA BÀ BẦU 5 THÁNG

Tiểu đường thai kỳ được đánh giá là căn bệnh diễn ra một cách thầm lặng. Các số liệu thống kê y học ở thời điểm hiện tại cho thấy, bệnh thường phát triển từ tuần thứ 24 – 28. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp mẹ bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ sớm hơn, từ tuần thứ 20 (tháng thứ 5).

Thông thường thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ có thể nhận ra một vài biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây:

- Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác

- Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành

- Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.

- Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai Kỳ của bà bầu 5 tháng

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện với những mẹ bầu 5 tháng ở trường hợp sau:

- Thừa cân hoặc béo phì

- Mang bầu khi đã lớn tuổi (hơn 35)

- Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó

- Trong gia đình có người bị đái tháo đường típ 2

- Chủng tộc gốc Latinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương

III. BIẾN CHỨNG KHI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường thai kỳ được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu, khi nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai mắc phải.

Bị tiểu đường thai kỳ, không đồng nghĩa với việc mẹ đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Đa phần, tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nhưng nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé có thể kể đến như:

Biến chứng khi mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

3.1. Đối với em bé

Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.

Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.

Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – Một tình trạng gây khó thở.

Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.

Dị tật bẩm sinh.

Tử vong ngay sau sinh.

Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.

Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp II khi trưởng thành.

Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Biến chứng khi mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

3.2. Đối với mẹ

Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.

Tăng nguy cơ sinh non.

Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên 

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.

IV. BÀ BẦU 5 THÁNG PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ?

Nếu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu tháng thứ 5 cần được kiểm soát lượng đường trong máu của mình và duy trì ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Để làm được điều này, mẹ bầu cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như:

4.1. Tuân thủ chế độ ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường

Đối với người bệnh tiểu đường nói chung mà thai phụ mắc bệnh tiểu đường nói riêng, chế độ là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu 5 tháng phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Theo đó, mẹ bầu bị tiểu đường cần ăn theo chế độ Low Carb - Chế độ ăn hạn chế gần như tuyệt đối thực phẩm chứa tinh bột và đường như: cơm, bánh ngọt, sữa có đường…

Thay vào đó, mẹ bầu bị tiểu đường cần tìm đến các nguồn thực phẩm thay thế có lợi khác để vừa đảm bảo yếu tố dinh dưỡng thai kỳ và kiểm soát lượng đường trong máu. Một trong những nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nhiều nhất chính là nguồn thực phẩm từ rau củ, quả. Chúng cung cấp nhiều chất xơ để các vitamin và các khoáng chất tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, chỉ ăn rau củ là không đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, thêm vào đó việc ăn rau củ nhiều cũng dễ gây chán. Nên bên cạnh rau củ, mẹ bầu cần sử tìm đến các nguồn dinh dưỡng khác, được nghiên cứu riêng biệt cho mẹ bầu, nhất là sữa bầu.

4.2. Tập thể dục nhiều hơn

Nếu sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn, bác sĩ có thể đề nghị bạn tập thể dục nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Hãy cố gắng thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút, vào hầu hết các ngày trong tuần. Nếu mẹ chưa rõ về những bài tập phù hợp với mình, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.

Bà bầu 5 tháng phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

4.3. Kiểm tra lượng đường trong máu

Mẹ sẽ được hướng dẫn cách tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Việc làm này nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị, xem cơ thể mẹ có đáp ứng tốt với phác đồ của bác sĩ hay không. 

4.4. Uống thuốc

Nếu lượng đường trong máu của mẹ vẫn cao dù bạn đã thay đổi lối sống, chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ sẽ được kê toa thuốc tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ thai nhi. Tiêm insulin cũng là liệu pháp được cân nhắc sử dụng.

V. SỮA DÀNH CHO BÀ BẦU 5 THÁNG BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Sữa bầu là nguồn bổ sung dinh dưỡng không thể thiếu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là thời điểm từ tháng thứ 5 trở đi – Thời điểm em bé của mẹ không chỉ phát triển một cách thần tốc mà đây là mốc thời gian dần hoàn thiện toàn bộ các cơ quan của cơ thể trẻ cùng chức năng hoạt động của chúng. Nhưng với những mẹ bầu 5 tháng bị tiểu đường, sử dụng các loại sữa bầu bình thường sẽ làm tăng chỉ số đường trong máu, rất nguy hiểm. Do đó nếu rơi vào hoàn cảnh bị tiểu đường thai kỳ, chọn sữa bầu bổ sung dinh dưỡng mẹ nhớ tìm đến Pregnant Mother Formula.

Bà bầu 5 tháng phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Pregnant Mother Formula được các chuyên gia hàng đầu tại Úc nghiên cứu và sản xuất dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn bị tiểu đường. Pregnant Mother Formula chứa lượng đường thấp, chỉ 13,6 g/1 ly sữa, tương đương 4,8 g/ 100ml (thấp hơn sữa tươi có đường và sữa chua). Điều này giúp mẹ bầu yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo tiểu đường thai kỳ.

Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát chỉ số đường máu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu bị tiểu đường Pregnant Mother Formula còn chứa đến 16 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết như Protein, sắt, kẽm, Canxi cùng các vitamin như A, D, E, C, K, B1, B2, B6, B12....   giúp cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, giảm các triệu chứng thiếu máu, thiếu chất ở mẹ. Bên cạnh đó, giúp thai nhi phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não, ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Với công thức có chứa Vitamin D, K kết hợp Canxi giúp làm tăng hiệu quả hấp thu canxi vào xương, hạn chế quá trình loãng xương sau sinh cho bà bầu và giúp hoàn thiện hệ xương cho thai nhi. Vitamin K cũng giúp cải thiện chứng máu đông, ngăn ngừa xuất huyết và có lợi cho việc chuyển dạ ở cuối thời kỳ mang thai.

Hàm lượng Axit Folic cao giúp phát triển hệ thần kinh, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu phòng tránh nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Sự góp mặt của Dietary Fibre FOS - một dạng chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón ở mẹ bầu, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Hơn nữa, Pregnant Mother có chứa DHA, giúp phát triển não bộ và phát triển thị giác cho thai nhi. 

Chưa hết, Pregnant Mother Formula còn khiến hầu hết các mẹ bầu hài lòng bởi hương vị tươi mát, không quá ngọt, không ngấy. Với các mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén, ăn uống khó khăn, sợ các mùi lạ thì Pregnant Mother Formula chính là sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.

>>> Xem thêm: Sữa hoàng gia Úc Pregnant Mother - Dinh dưỡng hoàn chỉnh cho mẹ bầu và thai nhi