Nội dung

1. Tiêm phòng

2. Lịch khám định kỳ

3. Chế độ dinh dưỡng

4. Vận động

5. Đề phòng và xử lý các biến chứng thai kỳ

6. Tăng cân bao nhiêu là đủ

7. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi

8. Những điều cần tránh

 

1. Tiêm phòng

những điều cần biết khi mang thai

Tiêm phòng, phương án giúp bảo vệ thai phụ cũng như thai nhi khỏi những nguy hiểm không đáng có trong giai đoạn thai kì. Các bác sỹ khuyến cáo, việc tiêm phòng cần được thực hiện cả trước và trong quá trình mang thai.

Tiêm phòng trước mang thai để đề phòng một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến việc mang thai và sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi trong quá trình thai kỳ. Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai: Mũi vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị - Rubella); Mũi ngừa ung thư cổ tử cung (gồm 3 mũi, tiêm kéo dài trong 6 tháng trước khi mang thai); Viêm gan A (tiêm từ 6 tháng trước khi mang thai); Thủy đậu (tiêm trước 2 tháng khi quyết định thụ thai); Viêm màng não (tiêm trước khi mang thai).

Tiêm phòng trong quá trình thai kỳ, điều này giúp đề phòng các bệnh nguy hiểm có thể gặp phải đối với cả mẹ và thai nhi. Các mũi tiêm phòng trong quá trình thai kỳ: Vắc xin cúm (tiêm vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ); Vắc xin viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng); Vắc xin uốn ván (gồm 2 mũi tiêm, 1 mũi có thể tiêm trước khi mang thai hoặc trong 3 tháng giữ của thai kỳ và mũi còn lại cần tiêm trước khi sinh tối thiểu 1 tháng).

2. Lịch khám định kỳ

những điều cần biết khi mang bầu

Khám thai định kỳ, điều này giúp mẹ có thể theo sát quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời sớm phát hiện nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm của thể xảy ra. Các mốc khám thai định kỳ:

- 6 tuần đầu, khám thai sẽ thấy nhịp đập của tim thai nhi, đồng thời kiểm tra thai nhi đã bám vào tử cung hay chưa.

- Tuần thứ 11-13, đây là thời điểm đặc biệt quan trọng, là lúc tốt nhất để đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy cơ gây ra các bệnh như dạ dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành, down…

- Tuần 21- 24, đây cũng là một mốc thời gian quan trọng để khảo sát các dị tật thai nhi như: Não úng thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, dị tật tim bẩm sinh, teo thực quản, hẹp tá tràng, sứt môi dẻ vòm, thoái vị bẹn…

- Tuần thứ 27-35, thai phụ nên đi khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần, khoảng tuần thứ 30-33, khám thai giúp phát hiện ra một số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não, nhận biết tình trạng thai phát triển chận trong tử cung, kiểm tra nước đối, dây rốn…

- Tuần thứ 35-36 trở đi nên khám thai định kỳ tuần 1 lần, khám kiểm tra trước khi sinh, dự kiến thời gian sinh.

3. Chế độ dinh dưỡng

những điều cần biết khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và sức khỏe thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển đẩy đủ, cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng nhất quan trọng là: Tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi giai đoạn chế độ sinh dưỡng cần thiết khác nhau, nên cần lưu ư ý bổ sung cho hợp lý như sau:

Giai đoạn 3 tháng đầu

Não bộ, hộp sọ, tủy sống của bé được hình thành trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Bổ sung acid folic (vitamin B9) giúp tránh những tổn thương ống thần kinh và giúp não bộ, hộp sọ, tủy sống phát triển tốt nhất. Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung khoảng 400mcg acid folic.

Bên cạnh acid folic cần bổ sung thêm nhiều thành phần chất dinh dưỡng khác như: Sắt để chống thiếu máu, nhiễm khuẩn, hỗ trợ trẻ phát triển và tích trữ để thai nhi sử dụng hàng ngày. Bổ sung lod cho sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, liều lượng khoảng 200mcg/ ngày. Bổ sung canxi cho xương và răng trẻ và duy trì cơ thể bà bầu khỏe mạnh. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng được canxi và phòng chống bệnh. Omega-3 (DHA và EPA) cho sợ phát triển của não bộ, hệ thần kinh, thị giác, miễn dịch.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu thường có những cơn ốm nghén, việc ăn uống trở nên khá khó khăn. Đối phó với vấn đề, hãy chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, cùng với đó có thể dùng thêm gừng, mứt gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Giai đoạn 3 tháng giữa

Đây vẫn chưa phải giai đoạn cần bổ sung nhiều calo nên chế độ dinh dưỡng hàng ngày vẫn là bổ sung tập trung các chất thiết yếu trong cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, đồng thời giúp mẹ khỏe mạnh. Các chất cần bổ sung:

Vitamin C giúp cấu tạo collgen, một protein quan trọng trong cấu trúc của sụn, gân, xương và da. Tiếp tục bổ sung omega-3 cho não bộ, hệ thần kinh, thị lực và hệ miễn dịch của thai nhi phát triển hoàn thiện. Bổ sung magie giúp giảm co cơ, chuột rút ở mẹ và củng cố xương thai. Và đừng quên bổ sung tiếp acid folic, liều lượng cho mỗi ngày vẫn nên duy trì ở mức 400mcg.

Giai đoạn 3 tháng cuối

Đây được xác định là giai đoạn gấp rút đề cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện, hoàn thiện và còn là giai đoạn để bà bầu tích trữ năng lượng chuẩn bị vượt cạn. Ngoài các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung như trên, mỗi ngày cần bổ sung đủ vào cơ thể khoảng 200 kcal, cần đa dạng hóa các thực phẩm đặc biệt là nhóm nhiều protein để hỗ trợ tiết sữa từ tuyến sữa.

Đảm bảo bổ sung đủ mọi dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn mang bầu, ăn uống qua các bữa ăn hàng ngày là không đủ. Bởi bà bầu thường khó ăn nhất đâu là giai doạn ốm nghén và không phải ai cũng biết chọn các loại thực phẩm cần ăn cho giai đoạn này và thêm vào đó là không thể đo lường được các hàm lương dưỡng chất được nạp vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày đã đủ hay chưa.

Chính vì thế, ngoài bữa ăn gần như tất cả các bà bầu đều chọn cách sử dụng các dạng thực phẩm chức năng có chứa các chất cần thiết để uống hoặc sử dụng sữa với hàm lượng vừa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu (hay còn gọi là sữa dành cho bà bầu). 

những điều cần biết khi mang thai

Trên thị trường sữa dành cho bà bầu hiện nay, loại tốt nhất không đâu khác chính là một thành viên đến từ thương hiệu Sữa Hoàng Gia Úc (Royal AUSNZ) - Sữa hoàng gia Úc dành cho bà bầu Pregnant Mother Formola. Được sản xuất bởi công thức vàng, Pregnant Mother Formola cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé, giúp thai nghi phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não, ngăn ngừa di tật thai nhi, tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi đồng thời không lo tiểu đường bởi hàm lượng đường rất thấp.

Đáng chú ý hơn nữa, đối với dáng dòng sữa bà bầu bình thường, sữa thường rất gậy, rất khó uống nhất đâu là với giai đoạn đang nghé dễ gây ám ảnh cho bà bầu. Nhưng với Sữa hoàng gia Úc dành cho bà bầu Pregnant Mother Formola hoàn toàn khác, đây là sản phẩm hoàn hảo được các mẹ bầu ốm nghé tìm đến bởi với công thức pha chế đặc biệt, sữa có hương vị tươi mát, không quá ngọt, không gây ngấy, rất dễ uống.

4. Vận động

nhũng điều cần biết khi mang thai

Vận động, là một phần trong quá trình thay kỳ các bà bầu cần làm để vừa bảo vệ sức khỏe bản thân, vừa giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vận động, không phải muốn theo kiểu nào cũng được, có những giới hạn nhất định, theo đó, tùy vào thời kỳ mang thai mà bà bầu cần tuân thủ các quy tắc vận động:

Bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu: Nên tập thiền, hít thở giúp bà bầu thư giãn tinh thần, đồng thời tăng cường oxi cho bào thai. Bên cạnh đó, có thể đi bộ nhẹ nhàng, tuyệt đối không được chạy nhảy, vận động quá sức.

Bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa: Ở giai đoạn này, hầu hết bà bầu gặp tình trạng đau lưng, hãy chọn cách đi bộ hoặc tập yoga kết hợp với các phương pháp massage cho bà bầu hoặc bơi lội để giải tỏa sự khó chịu, giúp cơ thể khỏe mạnh, thai kỳ phát triển tốt.

Bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối: Duy trì chế độ vận động, đi lại nhẹ nhàng. Gần ngày vượt cạn, bà bầu nên thực hiện các bài tập cường độ nhẹ, nhịp độ chậm rãi để tăng cường sức khỏe chuẩn bị vượt cạn. Bên cạnh đó, nếu có thời gian hãy tham gia các lớp học tiền sản để học cách thở khi chuyển giạ, chuẩn bị tâm lý cho quá trình chuyển dạ, sinh con suôn sẻ.

5. Đề phòng và xử lý các biến chứng thai kì

Trên thực tế, không phải quá trình thai kỳ nào cũng diễn ra suôn sẻ, một vài bà bầu gặp phải một hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tổng hợp lại các vấn đề, biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải cùng cách xử lý:

Nhau thai bám thấp

những điều cần biết khi mang thai

Theo thống kế, có đến 5% bà bầu có thể gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp. Đây là tình trạng bánh nhau thai nằm ngoài vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung hay vì bám ở vùng đáy tử cung. Gặp phải, bà bầu sẽ bị mất máu nhiều trong quá trình sinh, dễ sinh non và dễ gây tử vong cho người mẹ trong quá trình sinh.

Gặp phải thường ở các trường hợp bà bầu tuổi đã cao, sinh dày hoặc có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần. Khi phát hiện có dấu hiệu nhau thai bám thấp bà bầu nên được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc nặng, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kiêng quan hệ tình dịch trong suốt thời gian dưỡng thai và đi khám thường xuyên để được bác sỹ theo dõi sát tình trạng, có phương án hỗ trợ kịp thời.

Đái tháo đường thai kỳ

Vấn đề thường gặp ở tuần thai kỳ thứ 24-28. Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai nhi hoặc thậm chí là xảy thai. Mắc phải, cần kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ, vận động hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Tiền sản giật

Đây là một bệnh lý phức tạp thường gặp ở nửa sau của thai kỳ (bắt đầu từ tuần thứ 21). Mắc phải, bệnh làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non và sự suy dinh dưỡng của trẻ sau này. Phát hiện ra bệnh, cần được điều trị bởi bác sỹ, tránh trường hợp tự điều trị dễ dẫn đến ngùy mối nguy hiểm hơn.

Thiếu ối

Là các tình trạng bất thường về mước ối, vấn đề có rất nhiều bà bầu gặp phải. Trường hợp thiếu ôi ngay ở 2 giai đoạn đầu của thai kỳ dễ gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Thiếu nước ối ở giai đoạn thai lỳ cuối, có thể khiến thai nhi khó xoay đầu, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Ngoài ra, thiếu ối còn có thể dẫn đối vỡ ối sớm điều này dễ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để tráng gặp phải bà bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước. Trường hợp thiếu nước ối nhưng không quá nghiêm trọng bác sỹ thường khuyến cáo nên uống nước dừa để bổ sung nước ối và giúp nước ối trong.

6. Tăng cân bao nhiêu là đủ

những điều cần biết khi mang bầu

Tăng cân trong thời kỳ mang thai là điều hiển nhiên, nhưng tăng bao nhiêu là đủ hay để tăng một cách tự nhiên không cần kiểm soát. Theo nghiên cứu của Viện Y học Hoa Kì, vấn đề tăng cân của bà bầu cần nằm trong ngưỡng cho phép, không để tăng quá hoặc tăng thiếu cân dễ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc cần tăng cân bao nhiêu, đối với mỗi bà bầu khác nhau, các chỉ số cân cần tăng phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của mẹ trước khi có thai.

Đối với nhóm cân nặng bình thường (chỉ số BMI đạt 18,5-24,9), quá trình mang thai nên tăng từ 11-16kg. Trong đó, 0,5-2kg là số cân cần tăng cho 3 tháng đầu và khoảng 0,5kg trong mỗi tuần còn lại của quá trình thai kỳ.

Đối với nhóm thiếu cân (chỉ số BMI dưới 18,5), bị gầy so với chiều cao cần tăng 13-18kg trong cả thai kỳ.

Đối với nhóm thừa cân (chỉ số BMI từ 25-29,5), bị thừa cân so với chiều cao, chỉ nên tăng 7-11kg trong suốt quá trình thai kỳ.

Đối với nhóm béo phì (chỉ số BMI trên 30), bị thừa quá nhiều cân so với chiều cao, chỉ nên tăng từ 5-9kg trong cả thai kỳ.

Trường hợp mang thai đôi, đối với nhóm cân nặng bình thường nên tăng từ 17-24kg, đối với nhóm thừa cân nên tăng 14-23kg, đối với nhóm béo phì nên tăng từ 11-19kg.

BMI là chỉ số thể hiện mối quan hệ chiều cao và cân nặng, chỉ số có khoảng từ 15-60. Trong đó, chỉ số trong khoảng 18,5-25,5 là người có cân nặng chiều cao bình thường, trường hợp chỉ số nhỏ hơn 18,5 là người gầy và chỉ số lớn hơn 25,5 là thừa cân. Công thức tính: BMI = trọng lượng cơ thể ÷ (chiều cao × 2).

7. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi

những điều cần biết khi mang bầu

Trong quá trinh mang thai, bà bầu không nên làm các công việc nặng nhọc, trong điều kiện môi trường độc hại hay phải đứng, ngồi, cúi quá lâu.

Cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đảm bảo ít nhất 8 tiếng/ngày và trong đó giành khoảng 30 phút ngủ trưa.

Tránh thức khuya và cũng không ngủ quá nhiều, nên dành thời gian để vận động, giúp tinh thần thư thái, thoải mái, hỗ trợ lưu thông khí huyết. Các bài tập có thể lựa chọn cho bà bầu: Bơi lội, đi bộ, yoga…

Rạn da là điều rất thường gặp ở mỗi bà bầu, rạn thường xuất hiện ở tháng thứ 5 thai kỳ. Để chăm sóc tốt cho mình nên chuẩn bị sẵn mộ lọ dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm tự nhiên thoa lên vùng bụng có nguy cơ rạn từ trước đó, để phần nào hạn chế rạn hoặc không bị rạn hoặc giảm thâm đen cho vết rạn.

Không cần kiêng quan hệ khi mang thai, nhưng không được quá mức nên cẩn trọng tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Vệ sinh chăm gối, giường và môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Vệ sinh và giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín sạch sẽ tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Đối với những người lần đầu làm mẹ, nên đăng ký tham gia một lớp tiền sản giúp bổ sung kiến thức quan trong: Dinh dưỡng mang thai, thể dụng thai kỳ, chuẩn bị những gì trước sinh, cách thở, lấy hơn và rặn khi đẻ, cách tắm cho bé, cách cho con bú…

8. Những điều cần tránh

những điều cần biết khi mang bầu

Tránh các loại thức ăn đóng hộp, đồ sống, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn đã đẻ lâu hoặc quá bạn và các loại thức ăn chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá ngừ.

Tránh khói thuốc lá, không sử dụng bia rượu, các chất kích thích, nước uống chứa cồn, có gas… chúng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, trẻ sơ sinh nhẹ cây, xảy thai…

Tránh đi giày cao gót, tránh mặc đồ quá bó sát… còn các vấn đề về sử dụng mỹ phẩm, massage xoa bóp, xông hơi… cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Thai kỳ là một giai đoạn đặc biệt quan trong, quyết định sự hình thành và phát triển của một em bé, đồng thời quá trình này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý người mẹ. Mang thai, dù là lần đầu hay lần kế tiếp những kiến thức cần chuẩn bị và vận dụng chắc chắn đảm bảo cho sự phát triển toàn hiện của thai nhi và sức khỏe người mẹ. Với lượng kiến thức đã được chia sẻ, hi vọng đã giúp ích thật nhiều cho các mẹ bầu.