NỘI DUNG

 1. Dấu hiệu cho thấy bé có đường hô hấp kém

 2. Biến chứng của viêm đường hô hấp ở trẻ

 3. Các biện pháp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

 4. Một số lưu ý mẹ cần nhớ trong quá trình tăng sức đề kháng cho  đường hô hấp của bé

 

tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

1. Dấu hiệu cho thấy bé có đường hô hấp kém

Thời tiết và môi trường sống thay đổi, cùng với những ảnh hưởng do chế độ chăm sóc con chưa đúng cách của các mẹ, khiến cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải những bệnh lý về đường hô hấp. Những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này thường bị bố mẹ chủ quan mà dễ dàng bỏ qua, dẫn tới việc tình trạng này kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng do bố mẹ không có biện pháp xử trí kịp thời.

Một số dấu hiệu cho thấy cơ quan hô hấp của bé thực sự không khỏe, những triệu chứng này có thể diễn ra đơn lẻ hoặc đồng thời.

trẻ có đường hô hấp kém

- Sốt

Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bé bị viêm đường hô hấp trên. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường dễ bị sốt hơn người lớn, thân nhiệt trẻ có thể tăng cao từ 39 - 40 độ C, kèm theo một số biểu hiện khác như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…

- Ho nhiều

Cũng là một triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm, có thể xuất hiện cả tình trạng khản tiếng, mất tiếng tạm thời.

Trẻ nhỏ thường bị ho trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 mỗi năm, tác nhân gây bệnh thường là do virus. Nếu trẻ bị ho do nhiễm trùng vi khuẩn ở cổ họng hoặc đường phế quản hay đường phổi, đặc điểm ho của trẻ là có kèm theo bài tiết đờm, đờm đặc, đục và có màu xanh, vàng.

trẻ ho nhiều

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi

Tình trạng mũi bị nghẹt xảy ra khi các tế bào tại niêm mạc mũi bị sưng phồng và phù nề, đây là phản ứng khi các mạch máu bị viêm nhiễm, đồng thời còn xuất hiện triệu chứng như sổ mũi nhiều, liên tục, kèm theo chất nhầy trong mũi tiết ra nhiều, chảy ngược lại vào bên trong cổ họng hoặc hướng ra phía trước và thoát ra theo đường lỗ mũi.

Dịch nhầy này xuất hiện do lớp niêm mạc mũi tăng tiết nhằm đối phó với tình trạng kích ứng khi viêm đường hô hấp cấp ở trẻ.

trẻ bị nghẹt mũi

- Đau và rát cổ họng

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, cơ thể nhiễm virus dẫn tới đau rát cổ họng. Mẹ quan sát cổ họng bé có thể thấy được niêm mạc sung huyết, sưng đỏ hoặc có thể có nổi bóng nước, loét họng.

Chính vì lý do đau họng, rát cổ họng, sưng viêm, phù nề, trẻ bị viêm đường hô hấp cấp có thể có cảm giác khó thở, khó nuốt, đồng thời chảy nước bọt ra ngoài nhiều hơn bình thường. Tất cả những triệu chứng này khiến bé khó chịu, cơ thể mệt mỏi, làm trẻ chán ăn, bỏ bú, hoặc sau khi ăn, bú có cảm giác buồn nôn, nôn, dẫn đến suy dinh dưỡng tạm thời trong những ngày đau rát cổ họng.

- Khó thở

Không phải là một triệu chứng thường gặp của bệnh lý này, tuy nhiên khi đã xuất hiện thì tiến triển và trở nặng rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ quả vô cùng nghiêm trọng, thường đi kèm với những dấu hiệu như ho, rát cổ họng, khi trẻ nuốt thì thấy vướng ở cổ, ngạt mũi, mũi đầy chất nhầy màu xanh. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…

- Đỏ mắt

Đỏ mắt là do mạch máu trên kết mạc sung huyết, nở rộng hơn khiến cho lớp kết mạc vốn dĩ trong suốt không màu sẽ chuyển sang màu đỏ. Đây là hệ quả của kết mạc do bị kích thích khi có tình trạng viêm đường hô hấp, tác nhân chính gây nên triệu chứng này là do virus. Bên cạnh đỏ mắt, trẻ còn có thể bị giảm khả năng nhìn rõ, cảm giác có cát hoặc bị trầy xước bên trong mắt. Lúc này mắt trẻ sẽ bài tiết nhiều nước hơn bình thường, có thể xuất hiện dịch nhầy trong khóe mắt, thậm chí là mủ vàng.

trẻ bị đỏ mắt

Theo cảnh báo của Tổ chức y tế Thế giới WHO, các mẹ không nên lơ là chủ quan khi thấy những triệu chứng trên ở con, vì theo thống kê có khoảng 20 - 25% trẻ bị viêm hô hấp nhẹ sẽ phát triển thành viêm phổi, lúc này sẽ cần điều trị kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong.

2. Biến chứng của viêm đường hô hấp ở trẻ

bộ phận hô hấp

Cơ quan hô hấp được chia thành 2 phần là hô hấp trên và hô hấp dưới. Trẻ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khản tiếng, mất tiếng, khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vọng do biến chứng viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp…

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng viêm đường hô hấp trên là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao so với các bệnh đường hô hấp khác. Hàng năm, thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

biến chứng của viêm đường hô hấp

3. Các biện pháp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

Chính vì các bệnh lý đường hô hấp rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các mẹ đừng đợi đến khi con bắt đầu có các triệu chứng như đã nêu ra ở trên rồi mới tìm biện pháp xử lý bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ hãy lưu ý một số cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con mỗi ngày và tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé.

Cách tốt nhất để tăng đề kháng hô hấp cho bé chính là tăng cường sức đề kháng và tăng cường sức khỏe toàn diện của con yêu, bằng cách:

- Cho bé uống đủ nước

Thông thường khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông, bé thường lười uống nước. Mẹ nên duy trì tập thói quen cho con uống đủ nước mỗi ngày. Đây là một trong những cách dễ dàng mà lại vô cùng hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng, cho con có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Nước không chỉ có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể, mà còn giúp đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tiết mồ hôi, tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, giúp vận chuyển oxy trong máu cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào.

cho bé uống đủ nước

- Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn

Một số thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua là món mẹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ. Một hộp sữa chua ít béo mỗi ngày sẽ giúp bé ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh cảm cúm thông thường.

Bên cạnh đó, thành phần acid lactic có trong sữa chua có tác dụng gia tăng lợi khuẩn, ức chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tối đa các dưỡng chất, chống lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là những bệnh phổ biến thường gặp như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng.

sữa chua

- Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Mẹ hãy đảm bảo cho bé một giấc ngủ thật sâu và đủ dài từ 8-11 tiếng mỗi đêm tùy theo độ tuổi của con mẹ nhé.

Không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trí não bé phát triển, giấc ngủ còn đảm bảo sức khỏe để bé có thể phát triển một cách tự nhiên nhất về thể lực. Ngủ đủ giấc giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, và ngược lại khi bé ngủ không đủ giấc sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải và dễ mắc bệnh hơn.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

- Bổ sung Vitamin C

Được xem là một trong những loại vitamin có nhiều công dụng nhất trong việc tăng cường sức khỏe không chỉ cho trẻ mà còn cho mọi đối tượng. Không những có tác dụng hạn chế chất độc trong cơ thể, vitamin C cũng giúp hỗ trợ phát triển hệ xương, răng cho trẻ hiệu quả, đặc biệt là đối với những bé đang bị thương, cơ thể yếu ớt.

Mẹ nên bổ sung một số loại trái cây có chứa hàm lượng cao vitamin C như cam, bưởi, quýt, dâu tây, ổi, đu đủ, kiwi và một số loại rau xanh. Nếu trẻ không thích ăn trái cây tươi trực tiếp thì mẹ có thể làm món nước ép hoặc sinh tố cho bé uống hằng ngày để tăng sức đề kháng cho con.

Bổ sung Vitamin C

- Bổ sung vitamin D

Là loại vitamin có nhiều tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể bé hấp thu tối đa các dưỡng chất được nạp vào, nhất là canxi và photpho.

Không chỉ bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm, mẹ còn có thể cho trẻ tắm nắng khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa và tổng hợp vitamin D cho con.

Bổ sung vitamin D

- Vận động hằng ngày

Tùy vào độ tuổi của bé mà mẹ có thể cho con vận động từ 30 -60 phút mỗi ngày, giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé, cải thiện và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện để cơ thể của con có thể duy trì được sự linh hoạt, năng động, vừa giúp con tự tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vừa giúp duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái của trẻ.

bé tham gia hoạt động thể chất

Ngoài ra, mẹ có thể bố sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bé những loại sữa bột công thức giúp tăng cường sức đề kháng. Thông thường, những sản phẩm sữa có tác dụng hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch cho trẻ đều bao gồm thành phần có chứa sữa non - loại sữa đặc biệt chỉ có trong những giờ đầu sau sinh cùng với lactoferrin - một chất quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể người.

>>> Xem thêm: [BẬT MÍ] SỮA NON LÀ GÌ? SỮA NON CÓ TỐT CHO BÉ KHÔNG?

4. Một số lưu ý mẹ cần nhớ trong quá trình tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

- Không cho trẻ ăn sữa chua cùng lúc với một số loại thực phẩm được chế biến sẵn và khó tiêu hóa như thịt hun khói, xúc xích… bởi sự kết hợp này có thể gây táo bón, đau dạ dày cho bé.

- Không làm nóng sữa chua trong lò vi sóng hay ngâm trong nước sôi bởi điều này có thể tiêu diệt những lợi khuẩn có trong sữa chua, khi đó sữa chua không những không còn tác dụng tăng sức đề kháng mà còn có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

- Không ướp lạnh thực phẩm dinh dưỡng của trẻ, bởi điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng, kích ứng hô hấp hoặc viêm phổi... khiến sức đề kháng đường hô hấp của bé bị suy giảm.

- Mẹ nên cho bé ăn uống và ngủ đúng giờ, đủ chất, đa dạng nhiều món và phù hợp với sở thích của trẻ.

- Đảm bảo cơ thể trẻ luôn được giữ ấm vào thời tiết lạnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ẩm thấp và có nguy cơ gây bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Nhưng mẹ hãy nhớ phải thao tác đúng cách nhé, bởi nhiều mẹ vẫn lựa chọn cách vệ sinh mũi cho trẻ để tránh các tác nhân gây tổn thương đường hô hấp. Thế nhưng chỉ vệ sinh bộ phận này thôi là chưa đủ, bởi tai mũi họng vốn thông với nhau, do vậy, mẹ hãy luôn chú ý duy trì sạch sẽ một cách tốt nhất có thể cho bé ở cả 3 bộ phận, mẹ có thể sử dụng nước muối với hàm lượng NaCl 0.9% để rửa cho trẻ, giúp bảo vệ đường hô hấp của con hiệu quả hơn.

giữ ấm cơ thể trẻ

Royal Ausnz Lactoferrin Formula Milk Powder – Lựa chọn hoàn hảo cho mẹ để tăng sức để kháng cho con

Lactoferrin Formula Milk Powder với hàm lượng cao Lactoferrin - một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp vận chuyển sắt tự do trong máu đến các tế bào, kích thích hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, thành phần sữa non - một loại sữa đặc biệt xuất hiện ở 72 giờ đầu sau khi sinh, giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ, các kháng thể trong sữa non giúp cho hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và vi rút độc hại, điều hòa miễn dịch giúp cho một cơ thể non nớt phát triển và khỏe mạnh.

Lactoferrin Formula Milk Powder

Lactoferrin Formula Milk Powder là sản phẩm của Royal Ausnz - thương hiệu sữa thuộc GOTOP - Công ty có bề dày 160 năm kinh nghiệm. Hiện nay, ngoài việc đã hình thành được một chỗ đứng lớn mạnh trong nước, GOTOP và đặc biệt là Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ đã có mặt tại hơn 10 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ và châu Âu.

>>> Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY