NỘI DUNG

 1. Một số vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh

 1.1. Đau bụng dưới sau sinh

 1.2. Sốt sau sinh

 1.3. Táo bón sau sinh

 1.4. Đau vết khâu

 1.5. Sản giật sau sinh

 1.6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

 1.7. Rối loạn đường tiết niệu

 1.8. Rụng tóc sau sinh

 1.9. Đau đầu thường xuyên

 1.10. Chân tay tê mỏi, đau nhức lưng

 2. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sau sinh cho mẹ bỉm sữa

 2.1. Nâng niu bầu sữa

 2.2. Chăm sóc vùng kín

 2.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

 2.4. Chăm sóc giấc ngủ

 2.5. Giữ ấm cơ thể

 2.6. Tránh tình trạng mẹ trầm cảm sau sinh

 

chăm sóc sau sinh

1. Một số vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh

1.1. Đau bụng dưới sau sinh

Khoảng 1 tuần sau khi sinh, tử cung của mẹ dần dần co lại chỉ còn một nửa kích cỡ khi mang thai. 1 tuần tiếp sau đó, khi sờ vào phần bụng dưới, mẹ không còn nắn thấy tử cung nữa. Thông thường, quá trình này không gây cảm giác đau đớn, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Chính vì thế, trong 2 tuần đầu tiên nếu mẹ thấy đau phần bụng dưới thì nên đi thăm khám, vì rất có thể đã bị nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ hoặc viêm đại tràng.

Đau bụng dưới sau sinh

1.2. Sốt sau sinh

Trong giai đoạn ở cữ, nếu mẹ bị sốt trên 38 độ C và tình trạng này kéo dài 2-3 ngày thì rất có thể mẹ đã bị viêm nhiễm tử cung trong thời kỳ hậu sản. Nếu không được thăm khám kịp thời, bệnh trở nên nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu. Trong trường hợp này, mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, mà cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm ý tế để được điều trị kịp thời.

1.3. Táo bón sau sinh

Sinh mổ hay sinh thường đều có thể để lại những đau đớn cho phụ sản do vết mổ sau sinh hoặc vết rạch tầng sinh môn, khiến nhiều chị em cảm thấy ngại hoặc sợ mỗi khi đi đại tiện, do đó thường hay nhịn. Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm và ít chất xơ cũng góp phần dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh.

Vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau củ chứa nhiều chất xơ và chú ý vận động cơ thể nhẹ nhàng để phóng tránh táo bón.

1.4. Đau vết khâu

Rạch tầng sinh môn hay mổ đều để lại vết khâu sau sinh, dễ gây cảm giác đau sau sinh cho mẹ.

Đặc biệt là tầng sinh môn, nơi có chứa nhiều mạch máu của cơ thể nhưng lại rất dễ bị viêm nhiễm. Những ngày đầu sau khi sinh, mẹ sẽ cảm thấy rất khó chịu ở bộ phận nhạy cảm này, đó là cảm giác đau vật lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi phát hiện thấy các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy, rát, tiết ra mủ hoặc có mùi hôi, mẹ cần chủ động đi khám ngay.

Đau vết khâu

1.5. Sản giật sau sinh

Đau đầu, buồn nôn, ù tai, mờ mắt, sau đó là co giật, và cuối cùng thường hôn mê là dấu hiện của hiện tượng sản giật, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau sinh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của sản phụ sau khi “vượt cạn”.

1.6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sức ép của tử cung lên bàng quang trong thai kỳ có thể khiến mẹ bí tiểu sau sinh, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao với triệu chứng đái buốt hoặc tiểu dắt nhiều lần. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ nên chịu khó chườm nóng, mát xa hoặc châm cứu trị liệu vùng bụng dưới, giúp đường tiểu được “khai thông” dễ dàng hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

1.7. Rối loạn đường tiết niệu

Ngoài bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu, sau khi “vượt cạn” thành công, mẹ còn có nguy cơ mắc phải triệu chứng tiểu không kiểm soát, hiện tượng này xảy ra do thành âm đạo bị rách vì tác động của thủ thuật dùng kẹp forcep trong lúc sinh con hoặc do cổ bàng quang bị tổn thương.

1.8. Rụng tóc sau sinh

Trong khoảng 1-2 tháng sau sinh, mẹ có thể bị rụng tóc cả nắm mỗi khi chải hay gội đầu. Lượng tóc bị mất đi có thể được bù lại vào khoảng 2-6 tháng sau đó.

1.9. Đau đầu thường xuyên

Sau sinh, do hệ quả của việc dùng thuốc gây tê, thuốc mê, lại do thiếu máu, huyết áp cao, mẹ rất dễ bị đau đầu. Trong trường hợp này, mẹ cần chú ý ngủ đủ, ngủ nhiều, ngủ sâu giấc để tình trạng này nhanh chóng được cải thiện.

đau đầu thường xuyên

1.10. Chân tay tê mỏi, đau nhức lưng

Cảm giác phù nề, rã rời, uể oải, nặng nề, tê và nhức mỏi ở chân tay hoặc lưng cũng thường thấy ở các mẹ sau khi sinh. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi cơ thể mẹ dần phục hồi.

2. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sau sinh cho mẹ bỉm sữa

2.1. Nâng niu bầu sữa

Sau sinh khoảng 2-3 ngày, nhiều mẹ sẽ thấy bầu vú cương cứng và nhầm tưởng là bị tắc tia sữa. Trên thực tế, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú.

Mẹ không nên vì thấy sữa chưa về mà cho bé bú sữa ngoài ngay, vì điều này có thể tạo thói quen không bú mẹ cho bé, khiến sữa mẹ không được lưu thông sẽ tiết ra ngày càng ít, dẫn tới tắc sữa thật.

Để giảm đau tức bầu ngực sau sinh, mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của bầu vú. Trường hợp nếu đau quá, mẹ có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên vú trong vòng 30 phút kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng.

nâng niu bầu sữa

2.2. Chăm sóc vùng kín

Sau sinh, các mẹ sẽ thấy có rất nhiều sản dịch, chính là máu ra sau sổ rau. Thông thường trong những giờ đầu sau đẻ, lượng máu ra có thể lên tới 100 ml khiến mẹ cần phải đóng bỉm to. Những ngày sau đó khi máu ra ít hơn, mẹ có thể dùng băng vệ sinh bình thường, và chú ý thay rửa thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, phụ nữ sau khi sinh xong có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, nhằm tránh bị són tiểu bằng cách: khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại thao tác này vài lần mỗi ngày.

chăm sóc vùng kín

2.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Lên thực đơn cho mẹ sau sinh là một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng nhất. Làm thế nào để mẹ bổ sung chất dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ nguồn sữa cho con mà không bị tăng cân?

Sau sinh, cơ thể mẹ thường yếu, mất nhiều máu trong quá trình “vượt cạn”, sức đề kháng giảm nhiều so với bình thường nên rất cần được bồi bổ. Ở giai đoạn đầu sau sinh, mẹ nên ăn đủ chất, nhất là những thực phẩm dễ tiêu, tránh các loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, hạn chế ăn đồ lạnh và hải sản trong vòng tối thiểu 6 tuần đầu.

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng từ 2,5 – 3 lít), bên cạnh nước lọc, mẹ có thể bố sung nước hoa quả tươi, sữa, nước nhân trần...

chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một số dưỡng chất nên bổ sung nhiều cho cơ thể phụ sản sau sinh:

- Sắt:

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh đều bị hao hụt khoảng 200mg sắt do mất máu. Trong thời kỳ hậu sản, nếu lượng sắt này không được bổ sung kịp thời có thể dẫn tới thiếu máu, ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ, gây khó khăn cho sự phát triển của bé trong giai đoạn bú sữa.

Vì thế, sau khi “vượt cạn” thành công, các mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, táo đỏ, gan động vật, các chế phẩm từ đậu…

- Vitamin:

Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần được bổ sung nhiều vitamin hơn so với thời kì mang thai, không chỉ để phục hồi lại sức khỏe ban đầu mà còn nhằm thúc đẩy quá trình đẩy tiết sữa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Chính vì vậy, cơ thể mẹ nên được hấp thu thêm nhiều loại thực phẩm giàu vitamin như: cà chua, các loại đậu, rau cải, củ cải,…

- Nhiệt lượng:

Sau khi sinh, mỗi ngày mẹ cần bổ sung nhiệt lượng từ 12 540 – 16 720 kcal, vì thế việc tăng cường hấp thu nhiệt lượng là rất cần thiết.

Các mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu nhiệt lượng như: gạo, ngô, thịt dê, thịt lợn nạc, thịt bò…

- Protein:

Protein có tác dụng khôi phục các cơ quan, bộ phận của cơ thể một cách nhanh chóng. Đối với phụ nữ mới sinh, mỗi ngày tiết sữa có thể làm tiêu hao mất 10 – 15 g protein, vì vậy mà nhu cầu về protein trong thời kỳ này luôn cao hơn so với bình thường. Mỗi ngày mẹ nên hấp thu khoảng 90 – 100 g protein.

Các mẹ nên ăn những thực phẩm giàu protein như trứng gà, các loại thịt nạc, cá...

- Chất béo:

Nếu mỗi ngày mẹ chỉ hấp thu lượng chất béo dưới 1g, hàm lượng chất béo có trong sữa mẹ cũng sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, từ đó gây khó khăn cho quá trình phát triển đầu đời của bé.

- Canxi:

Cơ thể mẹ sau sinh tiêu hao khoãng 300mg canxi mỗi ngày.

Trong suốt giai đoạn cho con bú, các mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu canxi như: tảo tía, sữa bò, rong biển, vừng đen,... để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và bé.

2.4. Chăm sóc giấc ngủ

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, chia thành nhiều giấc ngủ ngắt quãng, mỗi giấc ngủ có thể kéo dài từ 1 – 4 giờ.

Mẹ nên tranh thủ tối đa mọi thời gian để ngủ cùng con, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Trường hợp mẹ là người khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cũng không nên sử dụng các loại thuốc ngủ tân dược vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho, thay vào đó, mẹ có thể ăn hạt sen, uống trà, hoặc dùng các loại thảo dược khác từ tự nhiên có tác dụng an thần, dễ ngủ.

chăm sóc giấc ngủ

2.5. Giữ ấm cơ thể

Sau khi sinh, cả mẹ và bé đều cần được giữ ấm thật tốt. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng ngủ cho cả mẹ và bé là 26 – 28 độ C.

Tuyệt đối không sử dụng than để giữ ấm, cũng không nên nằm trong phòng quá kín hay mặc nhiều quần áo, thay vào đó, cả mẹ và bé đều có thể tắm nắng mỗi ngày, giúp cho cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn và giúp bé mau phát triển hơn. Vì vậy, mẹ nên để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào phòng mỗi ngày.

Thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng là trước 8h sáng, và thời gian tắm nắng không nên kéo dài quá 30 phút.

2.6. Tránh tình trạng mẹ trầm cảm sau sinh

Các mẹ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm không chỉ khiến phụ nữ mất ngủ, tâm lý bất ổn mà còn có thể dẫn tới tắc sữa, không có đủ sữa cho con bú.

tránh tình trạng mẹ trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ nên chú ý như:

- Mất ngủ

- Có những suy nghĩ muốn làm hại em bé

- Khóc ròng kéo dài trong vài ngày

- Có cảm giác hoảng sợ hoặc oán hận

Mẹ cần chú ý duy trì tinh thần thoải mái, chủ động chia sẻ những vất vả hay áp lực sau sinh với người thân, đặc biệt là với chồng, không nên lo lắng, buồn phiền, ôm đồm mọi việc và làm mọi việc một mình. Giữ trạng thái tâm lý lạc quan có thể giúp mẹ phục hồi cơ thể nhanh hơn, mà việc chăm sóc cho bé cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.