NỘI DUNG

 1. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay với thao tác bế bé

 2. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản

 3. Kỹ năng chăm sóc phần rốn và tắm cho trẻ sơ sinh

 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ợ hơi

 5. Chăm sóc trẻ sơ sinh qua mỗi giấc ngủ của con

 6. Kỹ năng chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi cho trẻ sơ sinh

 7. Theo dõi nhiệt độ trẻ sơ sinh

 8. Xử lý khi trẻ bị hóc, sặc

 9. Kỹ năng mát xa cho bé

 10. Một số lưu ý cho mẹ về cữ bú của bé

 

chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay với thao tác bế bé

Cơ thể trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, khiến nhiều mẹ lo lắng không biết phải  bế sao cho đúng tư thế, vừa giúp con thoải mái vừa tránh mẹ bị gồng mình quá sức.

Tư thế tốt nhất để bế các bé mới lọt lòng là giữ bé nằm ngang.

Bộ phận mẹ cần nâng đỡ nhất ở trẻ sơ sinh là phần đầu – cổ. Mẹ có thể bế con theo cách thông thường: đặt một tay dưới ngang đầu bé sao cho cổ không bị gập nhiều mà cũng không ngửa quá ra phía sau, tay còn lại của mẹ đỡ mông bé.

Mẹ nên lưu ý tránh gây áp lực nên thóp thở và các điểm mềm trên đầu của bé, bởi cơ thể con lúc này còn rất yếu ớt, thóp thở còn mềm và chưa được đóng hết.

Mẹ nên bế bé ngang tầm ngực nhất, bụng bé gần bụng mẹ, mặt bé hướng về phía ngực mẹ, tư thế này vừa giúp giữ bé an toàn vừa tạo cho con có cảm giác được che chở, bảo vệ.

Sau 6 tháng, mẹ có thể bế bé ở nhiều tư thế khác, tuy nhiên tuyệt đôi không bế ngang hông trẻ, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến dáng đi của con sau này.

chăm sóc trẻ sơ sinh

2. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản

Biết cách thay tã cho trẻ sẽ khiến các mẹ bỉm không còn “sợ” phải làm điều này nữa. Bởi trẻ sơ sinh có thể không cần bế nhiều, tuy nhiên lại cần được thay tã rất nhiều lần trong một ngày.

Sau khi tháo tã cũ và vệ sinh sạch sẽ phần mông và vùng kín của bé bằng khăn ướt (hoặc loại khăn khô thấm nước) dùng một lần, mẹ dùng 1 bàn tay nâng chân bé lên và đặt tã sạch dưới mông bé.

Phần lõi thấm hút chất lỏng nên chạm vào da bé và phần cạnh trên của tã nên ở vị trí giữa lưng bé. Một tay mẹ giữ tã trên người bé, tay kia mở phần tai dán và dán lên mặt trước tã. Cố định tai dán hai bên và kiểm tra để chắc chắn tã vừa vặn với cơ thể bé.

thay tã cho bé

3. Kỹ năng chăm sóc phần rốn và tắm cho trẻ sơ sinh

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chuẩn bị sẵn quần áo, bỉm, tã, khăn tắm, khăn lau người và các loại dung dịch vệ sinh… để việc tắm cho con diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, hạn chế tối đã thời gian cơ thể bé phải ở trần, để cơ thể con được ủ ấm ngay sau khi tắm xong.

kỹ năng tắm bé

Nếu không tắm bằng nước một số loại lá cho bé thì mẹ nên sử dụng loại xà phòng/nước tắm bé chuyện dụng, an toàn và không gây kích ứng… Đối với bé chưa được 1 tháng tuổi thì mẹ không cần phải tắm hằng ngày cho con.

Ở trẻ sơ sinh, rốn được coi là một trong những bộ phận nhạy cảm dễ bị nhiễm trùng nhất, chính vì thế chăm sóc rốn bé ở giai đoạn này cũng là một kỹ năng cần thiết cho mẹ.

Bé có thể không được tắm hằng ngày nhưng việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm mỗi ngày và vệ sinh theo các bước sau:

- Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch. Tay mẹ không nên để móng dài, không đeo nữ trang như vòng, nhẫn có bề mặt xù xì, sắt cạnh khiến da trẻ bị tổn thương.

- Nước tắm nên pha ấm khoảng 36 – 38 độ C.

- Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.

- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.

- Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.

- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

- Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

- Trong lúc tắm, mẹ nên trò chuyện âu yếm để bé có thể cảm nhận tình yêu thương và có cảm giác được nâng niu.

vệ sinh rốn bé

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ợ hơi

Sau mỗi lần bé bú no, mẹ nên cho bé ợ hơi, hạn chế tình trạng bé trớ sữa.

Để cho con ợ hơi, mẹ có thể bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực mẹ, sau đó mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé. Mẹ giữ cho bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, đặc biệt chú ý đến phần đầu và cổ bé.

Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện.

khi trẻ sơ sinh bị ợ hơi

5. Chăm sóc trẻ sơ sinh qua mỗi giấc ngủ của con

Phòng ngủ của trẻ sơ sinh rất cần sự yên tĩnh, giúp bé dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp nhất cho bé trong giai đoạn này là 28 độ C.

Giấc ngủ của con trong giai đoạn đầu đời là vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển tốt về cả thể chất và tinh thần. Khi cho con ngủ, mẹ có thể hát ru, mát xa nhẹ nhàng hoặc mở nhạc êm dịu, âm thanh tự nhiên để bé dễ ngủ hơn.

Tuyệt đối không đặt bé ngủ ở tư thế nằm sấp, có thể dẫn tới đột tử. Mẹ cũng không đặt xung quanh bé quá nhiều gối, thú bông, đồ chơi…

kỹ năng cho con ngủ

6. Kỹ năng chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi cho trẻ sơ sinh

Các giác quan của trẻ sơ sinh còn non nớt, rất dễ bị tổn thương, chính vì thế chúng cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Mẹ nên lưu ý:

- Không để trẻ sơ sinh tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng thô.

- Thay tã ngay khi trẻ làm ướt.

- Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh để tránh làm da bé bị hăm đỏ do phân, nước tiểu kích thích.

- Giữ cho làn da trẻ có độ ẩm phù hợp.

- Không để mắt trẻ tiếp xúc với hóa chất, nếu trẻ bị chảy nước mắt, xuất hiện ghèn thì chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý.

- Dùng khăn mặt riêng và sạch sẽ để lau mặt cho bé.

- Vệ sinh các bộ phận như mũi, lưỡi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

7. Theo dõi nhiệt độ trẻ sơ sinh

Mẹ nên chuẩn bị một nhiệt kế trong nhà để theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên, bởi trẻ sơ sinh rất dễ bị nóng sốt, do đó việc kiểm tra nhiệt độ sẽ giúp mẹ phát hiện bệnh sớm để điều trị cho con, hạn chế trường hợp bệnh nặng, khó chữa.

Dựa trên thân nhiệt của bé, mẹ sẽ biết điều chỉnh cách chăm sóc lại sao cho phù hợp nhất:

- Trẻ sơ sinh có nhiệt độ bình thường từ 36,5 độ C – 37,5 độ C.

- Trường hợp thân nhiệt bé thấp hơn 36,5 độ C, mẹ nên ủ ấm thêm cho bé ngay.

- Trường hợp thân nhiệt cao hơn mức bình thường, nên bỏ bớt khăn quấn, cởi bớt mũ, vớ và cho bé bú nhiều hơn, tiếp tục theo dõi nhiệt độ cơ thể bé.

Trường hợp thân nhiệt cao hơn 38 độ C, báo hiệu bé đang bị sốt. Lúc này bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng, và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Theo dõi nhiệt độ trẻ sơ sinh

Một vị trí mẹ có thể đặt nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé:

- Nách: Đặt nhiệt kế vào nách của bé và giữ yên trong 2 phút.

Tại vị trí này, mẹ nên cộng thêm 0,5 độ C nữa thì mới ra được nhiệt độ thực tế của có thể bé.

- Hậu môn: Đặt nhiệt kế vào hậu môn và giữ yên khoảng 1 phút.

Tại vị trí này, bạn không cần cộng thêm độ, do nó chính xác là thân nhiệt của bé.

8. Xử lý khi trẻ bị hóc, sặc

Khi phát hiện trẻ bị hóc nghẹn, sặc sữa, mẹ cần thực hiện ngay thao tác khai thông đường thở, đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ bằng cách đặt trẻ úp lên đùi, đầu hơi chúc xuống dưới. Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức để đẩy dị vật ra.

9. Kỹ năng mát xa cho bé

Để thực hành xoa bóp, mát xa cho bé, mẹ làm theo các bước sau:

Đặt em bé lên tấm khăn trên mặt phẳng rộng rãi như giường, bắt đầu xoa bóp toàn thân bé bằng dầu thực vật.

Mát xa từ chân, rồi đến cánh tay, sau đó là ngực và cuối cùng là lưng của em bé.

mát xa cho bé

10. Một số lưu ý cho mẹ về cữ bú của bé

Ngay sau khi sinh, bạn hãy cho bé bú sớm nhất ngay khi có thể. Mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và duy trì việc này càng lâu càng tốt, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì dễ tiêu hóa, hiếm khi gây dị ứng và chứa nhiều kháng thể giúp bé có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Dạ dày bé sơ sinh khá nhỏ, bạn cần cho bé bú thường xuyên để con nhận đủ lượng sữa cần thiết. Bé sẽ bú mỗi 1 – 2 giờ/lần trong vài tuần đầu mới sinh, mỗi cữ bú kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào lượng sữa mẹ, nhu cầu bú của bé… Khi đói, bé yêu sẽ có các dấu hiệu như khóc, ngọ nguậy không yên, tém miệng liên tục…

Nếu đã đến cữ bú mà con vẫn đang ngủ, mẹ cũng không nên đánh thức bé. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày và mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 1 – 3 giờ. Mẹ có thể cho bé bú bù lại ngay sau khi con tỉnh giấc.

Trường hợp nếu con đã ngủ quá 4 giờ, mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bé bú. Trong lúc con bé, mẹ hãy trò chuyện, âu yếm và nâng niu bé.

Các cữ bú và lượng sữa bé bú sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của bé.

lưu ý cho mẹ về cữ bú của bé

Royal Ausnz Lactoferrin Formula Milk Powder - Lựa chọn hàng đầu cho các mẹ để bổ sung dưỡng chất cho con

Lactoferrin Formula Milk Powder là loại sữa với công thức miễn dịch vàng, nhân 3 hiệu quả tác động, bổ sung hàm lượng cao các dưỡng chất, tạo nên nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, chống lại các nhân tố gây bệnh, làm tiền đề cho sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ, từ đó giúp con yêu tăng cân, tăng chiều cao, phát triển tối ưu về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Royal AUSNZ Lactoferrin Formula Milk Powder

Đây là sản phẩm của Royal Ausnz, thương hiệu đến từ nước Úc, với hơn 60 giải thưởng trong các cuộc thi bình chọn về chất lượng Sữa tại đất nước kangaroo. Royal AUSNZ chính là thương hiệu đầu tiên và duy nhất Australia đã nhiều lần giành giải thưởng trong các cuộc thi về sữa của Hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA. Trong đó, 3 năm liền đạt giải bạc (2014 – 2016), 3 năm liên tiếp đạt giải vàng (2017 – 2019).

Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY