Nội dung

1. Trẻ hay ốm vặt vì sao?

1.1. Nguyên nhân chung 

1.2. Nguyên nhân cụ thể theo từng giai đoạn của trẻ   

2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ hay ốm vặt cha mẹ cần biết

3. Làm gì để trẻ không bị ốm vặt

3.1. Rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên

3.2. Hạn chế để trẻ chơi đùa ở phòng bếp

3.3. Giặt quần áo với chế độ nước nóng

3.4. Không nên ôm hôn trẻ

3.5. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh

3.6. Sử dụng chất khử trùng

3.7. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý 

3.8. Tiêm vắc-xin

3.9. Cho trẻ tập các bài vận động phù hợp 

3.10. Sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

 

1. Trẻ hay ốm vặt vì sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt và mỗi giai đoạn phát triển thì những nguyên nhân đó lại khác nhau. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

1.1. Nguyên nhân chung 

* Trẻ có sức đề kháng kém

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non nớt, rất dễ nhạy cảm với các điều kiện bên ngoài. Dù trẻ nhận được kháng thể thụ động thông qua sữa mẹ, tuy nhiên hàng ngày trẻ vẫn không tránh khỏi việc tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là nguyên nhân khiến bé phải đối mặt với các nguy cơ của bệnh nhiễm trùng…Đặc biệt với các bé không được bú hoặc cai sữa mẹ sớm.

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng khiến trẻ khó tiêu hóa được đường lactose hoặc đạm trong sữa công thức dẫn đến các triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém, như đau bụng, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy…

Hệ thống đường ruột kém, trẻ biếng ăn, sử dụng kháng sinh... đều gây ảnh hưởng tới sức đề kháng của trẻ. Các yếu tố này xảy ra liên tục và tạo thành vòng tuần hoàn bệnh lý: Ốm vặt – Biếng ăn – Suy dinh dưỡng – Sức đề kháng kém.

* Ba mẹ chăm sóc không đúng cách

Thực tế hiện nay có rất nhiều các ông bố bà mẹ trẻ thiếu kiến thức trong việc chăm sóc con, nhất là các vấn đề về vệ sinh, ăn uống hằng ngày đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt.

Nếu trẻ ở trong một môi trường sống không được làm sạch, không đảm bảo thoáng mát sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa…

Hay việc cho trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh cho trẻ.

Ngoài ra, việc nhiều cha mẹ lại sạch sẽ quá mức, nuôi con gần như vô trùng, khiến cho trẻ không có cơ hội tiếp xúc giới bên ngoài. Không được tắm nắng, hít thở không khí ngoài trời, không được đùa nghịch, vận động... Nhốt bé trong nhà, tránh nắng, gió, quá lạm dụng điều hòa cũng khiến cho bé mất đi khả năng thích ứng và khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể dẫn đến bé hay bị ốm vặt.

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt nhiều vi chất, tác động xấu đến hệ miễn dịch và sự tăng trưởng của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt nhiều vi chất, tác động xấu đến hệ miễn dịch và sự tăng trưởng của trẻ.

* Ảnh hưởng của việc uống nhiều kháng sinh

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dùng thuốc kháng sinh làm giảm lượng cytokine – một loại hooc môn trong cơ thể đặc biệt cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ giúp khỏi bệnh nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, vi rút. Vì thế, khi trẻ mới chớm bệnh (ho, sổ mũi, cảm cúm,...), đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh ngay mà cần quan sát, đánh giá các biểu hiện của con để quyết định xem liệu trẻ có thể tự kiểm soát tình trạng bệnh của mình hay không.

>>>Xem thêm: Top 10 các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất hiện nay bố mẹ cần phải biết

1.2. Nguyên nhân cụ thể theo từng giai đoạn của trẻ

* Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch đều rất yếu ớt nên có thể dễ dàng bị các tác nhân từ môi trường gây ra tình trạng ốm vặt.

* Bé ở tuổi đi nhà trẻ (13-36 tháng) 

Ở độ tuổi đi nhà trẻ, bé thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có nhiều trẻ khác vì vậy sẽ dễ gặp phải tình trạng lây chéo những căn bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm…

Bé đi nhà trẻ hay ốm hơn do lay chéo giữa các trẻ khác

Bé đi nhà trẻ hay ốm hơn do lay chéo giữa các trẻ khác

* Trẻ nhỡ ( 3- 6 tuổi) 

Giai đoạn này trẻ cần nhiều vi chất để phát triển toàn diện, nhưng nếu không được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất, sức đề kháng kém và hay bị ốm vặt.

2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ hay ốm vặt cha mẹ cần biết

Trẻ bị coi là hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Vậy, mẹ làm sao để sớm phát hiện được điều này? Hãy điểm qua những dấu hiệu dưới đây xem con bạn có nằm trong nhóm này không nhé.

- Thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng…

- Trẻ tiêu hóa kém: Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống dẫn đến thiếu dinh dưỡng còi cọc chậm phát triển. Các hoạt động thể chất và tinh thần ở trẻ cũng chậm chạp.

- Trẻ bị mất nước: Khi bị mất nước trẻ sẽ bị khô da, niêm mạc môi lưỡi trẻ khô, hay khát nước, mắt trũng, tiểu ít hơn,…

- Trẻ hay bị ốm vặt có thể chất yếu nên có màu da nhợt nhạt hoặc tái, vận động cũng ít hơn do rất nhanh bị mệt...

Trẻ thèm đường: Thèm ăn đường hay ăn quá nhiều đồ ngọt cũng là một biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của trẻ bị yếu đi dễ bị ốm vặt.

- Chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng: Trẻ cần ăn uống để lấy năng lượng cho các hoạt động cũng như xây dựng cơ thể phát triển. Nhưng nếu trẻ hay mệt mỏi, dễ bị ốm thì chúng cũng không thiết ăn uống gì cả. Do đó, thấy trẻ có biểu hiện chán ăn, biếng ăn cha mẹ cần lưu ý theo dõi xem trẻ gặp vấn đề gì, có đang mắc bệnh không để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.

- Vết thương của trẻ lâu lành: Theo các chuyên gia y tế, thời gian lành vết thương là một trong những yếu tố đánh giá tình trạng hệ miễn dịch khá chính xác. Cha mẹ để ý nếu con trẻ có những vết thương lâu lành thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị ốm vặt.

- Trẻ có khả năng chịu đựng kém: Khi trẻ luôn mệt mỏi, không có năng lượng để hoạt động. Hoặc trẻ không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất như các trẻ khác. Thay vào đó, trông trẻ lúc nào cũng cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và thèm ngủ trong ngày là biểu hiện khác của tình trạng trẻ hay bị ốm vặt khiến cơ thể không được khỏe mạnh.

 3. Làm gì để trẻ không bị ốm vặt

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ bị ốm bệnh và khi ốm gần như mọi tình trạng bệnh của trẻ đều nặng nề hơn so với người lớn. Vậy cách nào để con trẻ không ốm vặt. Các mẹ hãy thực hiện theo các biện pháp dưới đây nhé. 

3.1. Rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên

Rửa tay là cách đơn giản và tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng. Vì thế, mẹ hãy khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi xong.

Bé đi nhà trẻ hay ốm hơn do lay chéo giữa các trẻ khác

Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc giúp trẻ hình thành thói quen này không thì hãy thử mua cho bé các lọ xà phòng và khăn tay có hình thù họa tiết đáng yêu và có màu sắc yêu thích của bé để thu hút trẻ xem. Ngoài ra mẹ cũng nên làm gương cho trẻ nữa học theo, Bố mẹ hãy cùng trẻ rửa tay mỗi ngày nhé!

3.2. Hạn chế để trẻ chơi đùa ở phòng bếp

Trẻ rất hay hiếu động tò mò, nếu không có sự kiểm soát của bố mẹ trẻ có thể một mình chơi đùa với mọi đồ lặt vặt, mọi ngóc ngách trong nhà. Trẻ ham học hỏi, chơi vui được là tốt tuy nhiên mẹ cần lưu ý không nên cho con chơi đùa trong phòng bếp bởi các vật dụng phòng bếp như xoong, nồi, chảo,... 

Bởi, theo tiến sĩ, nhà vi sinh học Charles Gerba "Nhà bếp là một trong những căn phòng tồi tệ nhất trong ngôi nhà của bạn”. Vi khuẩn có thể tồn tại trên bàn bếp, dễ dàng xâm nhập vào thức ăn của trẻ và khiến trẻ bị bệnh.  Do đó, mẹ khuyến khích bé đi chơi ở nơi khác.

Ngoài ra, cha mẹ không nên nhờ bé lấy đồ trong tủ lạnh giúp mình đây là nơi trao đổi mầm bệnh rất hoàn hảo. Chẳng phải mỗi ngày, các thành viên trong gia đình bạn thường xuyên mở tủ lạnh hay sao. Thêm vào đó, một số gia đình lại có thói quen treo khăn lau ẩm ướt trên tay cầm của cánh tủ bếp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn được sản sinh. Đấy là còn chưa kể tới hầu hết phòng bếp đều được trang bị thêm một thùng rác, đặc biệt nếu không được đổ thường xuyên thì căn bếp sẽ trở lên đáng sợ cỡ nào.

Và còn bồn rửa bát đĩa nữa, mỗi inch2 có tới 500.000 vi khuẩn bao phủ. Tại sao? Vì khi bạn rửa một số thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau sống, vi khuẩn như E.Coli và Salmonella sẽ tích tụ ở đó. Cho nên mẹ hãy thường xuyên vệ sinh bồn rửa bằng thuốc tẩy và nước ít nhất 2 lần/tuần.

Luôn giữ căn bếp của bạn thật sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế cho trẻ nhỏ chơi ở khu vực này các mẹ nhé!

3.3. Giặt quần áo với chế độ nước nóng

Tại sao chuyển đổi sang chế độ nước nóng có thể giúp con bạn ít bị ốm hơn? Tiến sĩ Gerba nói rằng nước nóng sẽ giết chết nhiều vi trùng hơn nước lạnh. Các nghiên cứu cho thấy những người giặt quần áo trong nước nóng sẽ mất ít thời gian phải nghỉ việc hơn vì con cái họ ít khi bị ốm hơn.

Nếu gia đình bạn có người bị bệnh lý nhiễm trùng, tốt nhất hãy giặt riêng quần áo của họ

Nếu gia đình bạn có người bị bệnh lý nhiễm trùng, tốt nhất hãy giặt riêng quần áo của họ

Do đó, khi bạn hay bất cứ thành viên nào trong gia đình bị các bệnh nhiễm trùng, bạn càng nên giặt đồ với nước nóng và thuốc tẩy clo để tiêu diệt vi trùng hoặc giặt riêng quần áo của người bị ốm ra.Tất nhiên là với những đồ màu thì bạn cần sử dụng chất tẩy không chứa clo, chất tẩy màu; loại chất tẩy này không phải là chất diệt trùng nhưng nó bảo vệ màu cho quần áo.

3.4. Không nên ôm hôn trẻ

Tuy rằng điều này rất khó, nhưng bố mẹ hãy cố gắng đặt ra khoảng cách với trẻ khi có thể.

Thay vì ôm hôn con, mẹ có thể biểu lộ tình yêu với trẻ bằng cách gửi cho trẻ nụ hôn gió hay đơn giản là nói “Mẹ yêu con” thường xuyên hơn.

Nếu không thể cưỡng lại việc trao cho bé một nụ hôn thì hãy hôn vào trán hoặc đỉnh đầu thay vì miệng bé, bởi đôi khi chính cách thể hiện tình cảm của mẹ lại khiến cho bé bị lây nhiễm một nguồn bệnh nào đó.

3.5. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh

Mẹ luôn cố gắng dạy trẻ cần phải biết sống sẻ chia,yêu thương mọi người. Nhưng khi bạn bè của trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thì sự ích kỉ lại là một điều tốt. Virus và vi khuẩn có thể tồn tại bất cứ nơi nào từ một giờ đến vài ngày trên bề mặt ẩm ướt, vì vậy đừng để trẻ dùng chung đồ chơi, khăn, thậm chí là 1 tuýp kem đánh răng với những người bạn bị bệnh của trẻ. Tất nhiên, mẹ cũng đừng quên phân tích cho trẻ hiểu sự ích kỷ này không phải là kỳ thị bạn, xa lánh bạn sau đó mà chỉ là một cách để con có thể tự bảo vệ mình mà thôi.

3.6. Sử dụng chất khử trùng

Nếu trong trường hợp khi có người trong nhà mắc bệnh lý nhiễm trùng, mẹ nên sử dụng chất khử trùng để vệ sinh những vật dụng có thể là đường lây nhiễm nguồn bệnh cho trẻ mà trẻ thường hay chạm vào như tay nắm cửa, điều khiển ti vi hoặc sàn nhà khi mà trẻ nhỏ hay bò và nằm ra sàn.

3.7. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện và có khả năng đẩy lùi nhiều tác nhân gây bệnh mà trẻ gặp phải từ đó trẻ sẽ không còn hay bị ốm vặt nữa. Vì thế, mẹ cần hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ phù hợp với bảng cân nặng chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi. 

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều các kháng thể cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ. Nếu không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ, ba mẹ nên chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ và có chứa các kháng thể giúp tăng đề kháng cho bé.

Với trẻ lớn hơn, ba mẹ cần đảm bảo cân bằng dưỡng chất giữa các nhóm chất (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất...) cho bé. Đặc biệt rèn luyện thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có ga, thức ăn ngọt...

Đặc biệt khi trẻ ốm không chịu ăn gì thì việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ càng trở lên cần thiết hơn nữa, có như vậy trẻ mới sớm bình phục hoàn toàn.

3.8. Tiêm vắc-xin

Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ dưới 3 tuổi nên tiêm các mũi vắc-xin phòng ngừa bệnh: viêm gan B, bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, thủy đậu...Tiêm vắc-xin sẽ giúp trẻ chủ động phòng ngừa bệnh và giảm nguy cơ tử vong.

3.9. Cho trẻ tập các bài vận động phù hợp 

Các mẹ nên cho bé tập các bài vận động phù hợp theo độ tuổi, vì vận động đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, củng cố hoạt động của các chất kháng thể và tế bào bạch cầu trong người bé.

Chỉ cần rèn cho con đi bộ khoảng 15 phút mỗi ngày cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé làm việc tốt hơn. Đối với các bé nhỏ tuổi hơn, kích thích tay chân bé hoạt động cũng có tác dụng tương tự.

>>> Xem thêm: Trẻ hay ốm vặt là gì? Trị tận gốc ốm vặt ở trẻ nếu ba mẹ biết những điều này

3.10. Sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

Một hệ miễn dịch tốt sẽ bảo vệ trẻ trước hàng loạt những tác nhân gây bệnh, từ đó trẻ sẽ ít bị ốm vặt hơn. Vì thế, mẹ hãy chăm sóc cho giấc ngủ và dinh dưỡng cho trẻ, khuyến khích trẻ vận động,…

 Theo các chuyên gia một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cho quá trình hấp thu, chuyển đổi chất dinh dưỡng ở trẻ được tốt hơn, bé ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, ít ốm vặt. Thấu hiểu được điều đó các nhà khoa học của Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ đã cho ra đời dòng sản phẩm sữa Lactoferrin Formula Milk Powder.

Lactoferrin Formula Milk Powder là sự lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ hay ốm vặt bởi:

- Sản phẩm chứa công thức miễn dịch vàng, nhân 3 hiệu quả tác động, bổ sung hàm lượng cao Royal Lacto = Lactoferrin + Sữa non (IgG) + Axit Sialic Lactoferrin Formula Milk Powder của Royal Ausnz giúp tạo nên nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, chống lại các nhân tố gây bệnh, làm tiền đề cho sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ, từ đó giúp con yêu tăng cân, tăng chiều cao, phát triển tối ưu về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.

- Đạt tiêu chí 4 không:  Không nguyên liệu biến đổi gen, không chất bảo quản, không chất tạo màu, không hương vị tổng hợp nên an toàn tuyệt đối cho trẻ. Ba mẹ hãy lựa chọn Lactoferrin Formula Milk Powder giúp bé yêu phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng và "đánh bay" ốm vặt trong những năm tháng đầu đời.

- Nguồn gốc và xuất xứ: Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ là thương hiệu sữa thuộc công ty GOTOP - Công ty có bề dày 160 năm kinh nghiệm, với 100% sở hữu bởi người Úc và là thành viên của hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA. Hiện nay, ngoài mạng lưới phân phối và bán hàng trong nước, GOTOP và đặc biệt là Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ đã được bán rộng rãi tại hơn 10 quốc gia trên thế giới trong đó có các thị trường khó tính như Mỹ và thị trường Châu Âu.

Sữa Hoàng Gia Royal AUSNZ đã đạt đến hơn 60 giải thưởng trong các cuộc thi bình chọn về chất lượng Sữa tại Úc. Royal AUSNZ chính là thương hiệu đầu tiên và duy nhất Australia đã nhiều lần giành giải thưởng trong các cuộc thi về sữa của Hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA. Trong đó, 3 năm liền đạt giải bạc (2014 – 2016), 3 năm liên tiếp đạt giải vàng (2017 – 2019).  

Sản xuất: Đảm bảo nguyên tắc 20 – 12. Nghĩa là sữa bò sau khi được vắt tại trang trại sẽ được vận chuyển đến nhà máy chỉ trong vòng 20 phút và trong vòng 12 giờ mọi công đoạn sản xuất sẽ được hoàn tất để cho ra đời một lon sữa sạch nhất, chất lượng nhất và an toàn nhất. Xứng đáng với ngôi vị thương hiệu sữa cao cấp đang có mặt trên thị trường, đặc biệt là về chất lượng, độ nguyên chất cũng như hương vị. Ngoài ra, với công nghệ trộn ướt (WET BLENDED) và công nghệ sấy thăng hoa (sấy lạnh) các vi chất bổ sung được trộn đều cùng sữa tươi và sau đó được chuyển qua quy trình sấy thăng hoa, đảm bảo các chất dinh dưỡng trong sữa được nguyên vẹn, tất cả các thành phần được phối trộn hoàn hảo để mỗi muỗng sữa thành phẩm đều đồng nhất về chất lượng dinh dưỡng.

 

 Lactoferrin Formula Milk Powder

Với ưu điểm về nguồn gốc xuất xứ, công nghệ sản xuất và đặc biệt là thành phần của sản phẩm, Lactoferrin Formula Milk Powder là lựa chọn hàng đầu cho các mẹ để bổ sung Lactoferrin cùng các dưỡng chất cho con, giúp con có hệ miễn dịch khỏe, sức đề kháng tốt và phát triển toàn diện.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY